Đà Nẵng: Đặt tên đường người vẽ bản đồ Hoàng Sa
Theo hồ sơ, Đỗ Bá còn có tên gọi khác là Đỗ Bá Công Luận hoặc Đỗ Bá Công Đạo, quê ở xã Bích Triều, huyện Thanh Mai (nay là xã Bích Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), sống vào cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII. Năm 1672, niên hiệu Dương Đức đời Lê Gia Tông, Đỗ Bá thi đậu Giám sinh, sau được bổ nhiệm làm Tri huyện Thạch Hà, phong tước Đoan Triều Nam.
Làm quan được một thời gian, vào khoảng năm Chính Hoà (1680 - 1705), ông từ quan, giả dạng người buôn sông Lam, vượt vùng biển Thuận Quảng (nay là dải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên) qua các nước Chiêm Thành, Chân Lạp xem xét núi sông, đường biển xa gần, vẽ bản đồ mang ra Bắc, hiến kế Nam chinh mở rộng biên cương.
Chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Cán rất mừng, mang bản đồ cất đi và trưng dụng ông soạn vẽ “Tứ chí lộ đồ” hay còn gọi là bộ sách “Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”. Trong sách này có ghi chép và vẽ bản đồ về Bãi Cát Vàng (tức đảo Hoàng Sa) và khẳng định đảo này thuộc về Đại Việt, cũng là cuốn sách ghi chép và bản đồ đầu tiên khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam