Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải đến Mỹ
Cùng đi với Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến làm việc tại Mỹ có Phó Thủ tướng Vũ Khoan, các bộ trưởng, thành viên chính phủ, lãnh đạo những xí nghiệp quốc doanh hàng đầu, thành viên Quốc hội và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố... trong một phái đoàn tổng cộng 240 người.
Theo kênh CNN, mục đích chính trong chuyến đi thăm của Thủ tướng Việt Nam là củng cố những mối quan hệ thương mại với Mỹ. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hy vọng vận động được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của Mỹ trong việc giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nước Mỹ hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Phát biểu trước chuyến đi, Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ. Trong bài trả lời phỏng vấn của Hãng Associated Press (AP) trước khi rời Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết: “Sự có mặt của tôi tại Mỹ đã thể hiện rằng, chúng tôi đã khép lại quá khứ. Tình trạng chiến tranh và thù địch giữa hai bên đã trở thành mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy quá khứ đã ở lại phía sau”.
Trong bài trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vạch ra 5 mục tiêu chính cho chuyến đi thăm này: 1- Tạo dựng được một khuôn khổ vững chắc cho mối quan hệ lâu dài giữa hai nước trong thế kỷ XXI; 2- Vận động Mỹ đưa ra tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
3- Đạt được thỏa thuận về các mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR - Permanent Normal Trading Relations), một điều kiện tiên quyết đối với một thành viên của WTO; 4- Yêu cầu Mỹ phải thừa nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường cùng với việc bãi bỏ điều luật bổ sung Jackson-Vanik; 5- Giải quyết những vấn đề nhân đạo còn tồn đọng của chiến tranh, cụ thể như yêu cầu Mỹ hỗ trợ trong việc dò phá bom mìn còn sót trong chiến tranh và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Tập đoàn Boeing. |
Ngay trong ngày đầu tiên tới đất Mỹ, Thủ tướng đã tới thăm một nhà máy của Tập đoàn Boeing tại Renton, chứng kiến việc ký kết hợp đồng mua 4 chiếc máy bay dân dụng loại mới nhất “Boeing-787” của Việt Nam Airlines. Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam hiện đang là một đối tác quan trọng của Tập đoàn Boeing.
Như Chris Flint, Giám đốc Thương mại của Boeing tại châu Á cho biết, Việt Nam Airlines đã có mức tăng trưởng hàng năm tới hơn 20% trong vòng 7 năm gần đây. Thủ tướng cũng ghé thăm một gia đình Việt kiều tại đây trước khi tới
Ngay tại cuộc họp báo tổ chức trong ngày đầu tiên tới Mỹ ở Seattles, Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ để củng cố hơn nữa các mối quan hệ kinh tế. “Dù vẫn còn có bất đồng liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm, nhưng có thể nói hiện không có bất cứ một mâu thuẫn đáng kể nào trong mối quan hệ giữa hai nước” - Thủ tướng Phan Văn Khải đã trả lời như vậy trong cuộc họp báo.
Theo kế hoạch thì trong ngày thứ hai, Thủ tướng sẽ tới thăm trụ sở chính của Tập đoàn phần mềm khổng lồ “Microsoft” tại
Trong quá trình chuyến viếng thăm, Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống George Bush và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Trong cuộc gặp với quan chức đứng đầu Lầu Năm Góc, hai bên sẽ bàn bạc các vấn đề liên quan đến hợp tác quân sự giữa hai nước, cũng như về khả năng ký kết thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo liên quan đến nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia hay nạn rửa tiền.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ một số nghị sĩ Quốc hội, các quan chức thương mại Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Paul Wolfowitz và một số đại diện cộng đồng kiều dân Việt Nam tại Mỹ.
Thủ tướng thăm một gia đình Việt kiều. |
Điểm mấu chốt trong một loạt các cuộc đàm phán trong chuyến viếng thăm này chính là việc ký kết một tuyên bố chung về các cơ sở hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, hai bên cũng dự kiến ký kết một loạt các thỏa thuận khác liên quan đến các lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, hàng hải v.v... Ngoài ra, trong lịch trình của Thủ tướng cũng có những chuyến thăm các trung tâm đào tạo nổi tiếng của Mỹ như Trường Đại học Tổng hợp Harvard và Viện Công nghệ
Với chuyến thăm lịch sử này, mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ bước sang một trang mới với phương châm: “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đúng như những gì Thủ tướng Phan Văn Khải đã tuyên bố trước chuyến đi. Đó chắc chắn cũng là mong muốn và nguyện vọng của người dân cả hai nước