Chùm ảnh xúc động về di chứng chất độc da cam tại Việt Nam

Thứ Hai, 27/04/2015, 15:48
Nhật báo Komersant của Nga vừa đăng tải bộ ảnh về những nạn nhân của chất độc da cam tại Việt Nam.

Ngày 30/4 đang đến gần, đánh dấu 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh ác liệt ở Việt Nam, tuy nhiên những người phải chịu đựng vết thương về cả tinh thần và thể chất nghiệm trọng do chất độc da cam, được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến kéo dài 10 năm này, vẫn nhức nhối nỗi đau kéo dài đến tận hôm nay.

Theo ước tính của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, có tới 3 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng về sức khỏe do phơi nhiễm dioxin, trong số  đó ít nhất có 150.000 trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh. Nhật báo Komersant của Nga đã đăng tải bộ ảnh nhằm tưởng nhớ tới những nạn nhân của loại vũ khí hóa học này.

Bên trong nghĩa trang trên một ngọn đồi nhỏ, cựu chiến binh Đỗ Đức Diu ngồi giữa khu mộ tập thể của 12 đứa con, những nạn nhân tử vong sau khi chào đời do mắc dị tật bẩm sinh.
Mỹ bắt đầu sử dụng chất độc da cam từ năm 1961 để phá hủy những khu rừng - nơi ẩn náu của quân du kích.
20 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam vẫn biết rất ít về tác hại kéo dài do chất độc da cam gây ra.
Theo Liên Hợp Quốc, trong thành phần của loại vũ khí hóa học này, thì dioxin là chất độc nhất từng được biết đến.
Những người lính Mỹ bị ảnh hưởng được nhận tiền đền bù từ năm 1984, trong khi phía Việt Nam phải đợi tới năm 2006.
Trong khi đó người dân Việt Nam bị ảnh hưởng thì chưa nhận được bất cứ gì từ Mỹ, hay từ những nhà sản xuất loại vũ khí hóa học chết người này.
14% lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đất và nước, đã bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
Tại các khu vực bị ảnh hưởng, nguy cơ dị tật về thể chất là cao hơn mức bình thường ba lần.
Không chỉ người lớn, con cái cũng bị ảnh hưởng.
Mỹ không nhận ra hoặc cố tình không nhận ra rằng, các rối loạn di truyền là do chất độc da cam mà họ đã sử dụng.
Năm 2006, Mỹ lên kế hoạch hoàn thành việc khử độc dioxin trong đất và nước.
Không thể xác định được bao nhiêu thế hệ người Việt Nam bị rối loạn di truyền vì chất độc da cam.
Có nhiều trẻ em, khi sinh ra thì khỏe mạnh. Nhưng sau đó phát triển trì trệ và trở thành tàn tật.
Chất độc này còn ảnh hưởng tới những người sinh sống trong những khu vực bị ảnh hưởng.
Căn bệnh này gây ra rất nhiều đau đớn, nhưng người bệnh lại không đủ khả năng chi trả cho việc chữa bệnh.
Khổng Hà (theo Nước Nga ngày nay)
.
.
.