Cần giữ nguyên mô hình giám định pháp y trong Công an
Trong ngày làm việc thứ hai, phiên họp thứ 2 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV) cho ý kiến về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và dự án Luật Giám định tư pháp.
Dự án Luật Giám định tư pháp (do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo), UBTV Quốc hội đã cho ý kiến trong phiên họp chiều 27/9. Dự luật quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động giám định như: người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp; quyền và nghĩa vụ của chủ thể trưng cầu giám định tư pháp; người yêu cầu giám định tư pháp; trình tự, thủ tục trưng cầu, yêu cầu, thực hiện giám định tư pháp; đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp; ủy thác tư pháp về giám định tư pháp; phí, chi phí giám định và quản lý nhà nước về giám định tư pháp...
Tại phiên họp, nhiều ý kiến đánh giá lực lượng giám định tư pháp, các tổ chức giám định, trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý cụ thể trước các hành vi liên quan đến kết quả giám định như việc làm sai lệch kết quả giám định... Theo UBTV Quốc hội, cần xây dựng luật này trong mối quan hệ với cải cách tư pháp cũng như chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp…
Liên quan việc gộp giám định pháp y, dự luật quy định cấp tỉnh chỉ có giám định pháp y do ngành Y tế quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng cần giữ mô hình tổ chức pháp y như hiện hành và tiếp tục đổi mới, nâng cao, không nên gộp giám định pháp y Công an về đầu mối chung là Y tế.
Phát biểu tại phiên họp, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, quy định như dự thảo luật về vấn đề này là không phù hợp, không đảm bảo tính khoa học. Pháp y ở các tỉnh, thành phố do Công an quản lý đang phát huy hiệu quả, nhất là trong các hoạt động nhằm chứng minh vụ án hình sự, làm sáng tỏ các vụ án, do đó cần nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ để đưa ra quyết định hợp lý.
Tại phiên họp, ý kiến đại diện các Ủy ban cũng không tán thành quy định dự thảo luật về vấn đề này