Cái "tăm máy" và chiếc khăn ăn tái chế
Cho dù bước vào nhà hàng sang trọng hay quán cơm bụi ngang đường thì bất cứ ai cũng có nhu cầu như nhau trong việc dùng "món khai vị" - giấy ăn và "món cuối cùng" - tăm tre. Nhà hàng càng cao cấp, càng phục vụ khách hàng một số lượng nhất định giấy ăn, song chúng có chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao thông qua nhãn mác và thương hiệu nhà sản xuất. Còn khi vào quán bình dân, giấy ăn được sử dụng với số lượng vô tội vạ vì chất lượng cũng như giá thành của chúng cũng "vô tội vạ" vậy.
Sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, với sản lượng 100 triệu tấn bột giấy mỗi năm và cũng là ngành có quy mô làm ô nhiễm môi trường nước lớn nhất vì các chất thải độc hại được sử dụng trong công đoạn tạo bột giấy, tẩy trắng...
Nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose có từ gỗ, tre, rơm rạ… và nhiều loại chất keo cũng như các chất độn khác. Do mức độ sử dụng giấy tính cho một đầu người trên thế giới ngày càng gia tăng nên giấy phế liệu sau khi dùng cũng ngày một cao "như núi" và từ đó xuất hiện phương án sử dụng giấy cũ để làm đầu vào cho các nhà máy sản xuất giấy. Đây được xem là phương hướng chiến lược để phát triển ngành công nghiệp giấy trong hiện tại và tương lai.
Đức là một quốc gia đi đầu trong chiến lược này với việc sử dụng 50% giấy cũ để tái chế các loại giấy, bìa cứng và các tông. Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy đã giúp cho thế giới giải quyết được các bài toán về ô nhiễm môi trường, cũng như kinh tế do tiết kiệm được nguyên liệu tự nhiên, thời gian, điện, nước, hóa chất, nhân công và cho sản phẩm có giá thành rẻ hơn.
![]() |
Khăn ăn từ phế liệu. |
Tuy vậy, bột giấy loại này có độ bụi cao, không đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh nên không được phép sử dụng làm nguyên liệu cho mục đích thực phẩm và y tế.
Việt
Trong ngành sản xuất giấy, một sản phẩm làm ra phải được định kiểm để đánh giá chất lượng thông qua các tiêu chuẩn sau: độ trắng, định lượng giấy, độ dày, độ cứng, độ đục, độ trong, độ bền xé, chiều dài đứt... và khối lượng riêng.
Sản phẩm giấy sử dụng trong ngành thực phẩm và y tế ngoài các tiêu chuẩn trên còn phải có thêm các quy định nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh cho sức khỏe con người - không chứa các nguyên tố hóa học độc hại, dư lượng hóa chất nằm ở ngưỡng an toàn, đảm bảo vô trùng... vì thế nguyên liệu sản xuất giấy ăn nhất thiết phải đi từ sợi cellulose tự nhiên và không được tái chế.
Phế liệu giấy chứa rất nhiều tạp bẩn của các sản phẩm mà nó chứa trong đó, cũng như của môi trường. Ngoài ra, hóa chất độc hại của ngành công nghiệp in trên bao bì, tài liệu, sách, vở… càng khiến cho giấy tái chế bị nghiêm cấm sử dụng trong ngành có liên quan tới sức khỏe con người.
Để tẩy trắng bột giấy tái chế, người ta phải sử dụng rất nhiều hóa chất tùy thuộc vào chất lượng, chủng loại giấy phế liệu, đặc điểm công nghệ của quá trình tái sinh chúng cũng như những yêu cầu về chất lượng bột sau tái sinh.
Như vậy có thể thấy, chỉ riêng công đoạn tẩy trắng bột giấy loại là một quá trình có tính khoa học rất cao và khá tốn kém do giá thiết bị cho đầu tư rất cao, công nghệ phức tạp từ khâu chuẩn bị hóa chất, bảo quản, điều chế, điều tiết lượng dùng hóa chất tẩy trắng, chống sự gia tăng mức độ nhiễm bẩn nước sản xuất, cũng như quá trình xử lý chúng để ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường…
Theo tính toán, tái chế phế liệu giấy chỉ có lãi khi cơ sở sản xuất có dây chuyền công nghệ trên 100 tấn bột tái sinh/ngày. Với công suất đó mà có lãi là do trốn thuế, "ăn bớt" các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, sử dụng hóa chất kém chất lượng hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật, chối bỏ quy trình xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường... và rất tiếc xu hướng này ngày một gia tăng ở nhiều nơi trong các nước thuộc thế giới thứ ba khiến sức khỏe cộng đồng bị đe dọa.
![]() |
...và tăm máy. |
Tại Trung Quốc, sau khi có báo cáo khoa học của Hiệp hội Đóng gói thực phẩm quốc tế (IFPA) về chất lượng khăn giấy, chính phủ đã ra lệnh cấm sản xuất khăn ăn từ giấy tái sinh. Ngay cả chất tẩy trắng cũng bị cấm sử dụng và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo luật hình sự.
Chỉ trong năm 2007, tại một tỉnh của Trung Quốc ở Hà Bắc đã có tới 9 nhà máy buộc phải đóng cửa và 1 triệu khăn lau do các cơ sở này sản xuất bị tịch thu do được giặt tẩy bằng các hóa chất độc hại. Kiểm nghiệm y tế cho thấy, trong khăn có chứa nhiều chất hóa học gây ung thư và kim loại độc hại cho tế bào máu.
Tại Việt
Chỉ tại một huyện ở Bắc Ninh đã có 137 trong tổng số 867 hộ chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy phế liệu, còn các hộ khác tham gia gián tiếp như cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy như phân loại, vận chuyển, đóng gói. Đó là chưa kể một khối lượng khổng lồ nhân công tứ xứ thu gom phế liệu để xe container chở giấy vụn tới, rồi chở thành phẩm đi tiêu thụ ở bốn phương rầm rập suốt ngày đêm.
Số liệu điều tra cho thấy: Hiện nay, chỉ tại thôn Dương Ổ đã có gần 100 nhà có dây chuyền chế biến phế liệu với công suất 15 tấn/ngày. Trung bình trong một ngày "công xưởng" quy mô thôn này đã tung ra thị trường 200 tấn thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh cung cấp cho khu vực miền Bắc với giá không tưởng tượng nổi: Một dây giấy thơm gồm 500 gói nhỏ chỉ trên 50.000đ; giấy vệ sinh 4.000 - 4.500đ/10 cuộn; giấy trắng hơn, thơm hơn có giá thành thường đắt hơn các loại giấy xỉn màu hoặc không hương thơm. Nói chung các sản phẩm làng nghề trên đều cho sản phẩm nhập lậu của Trung Quốc có giá thành cao (một bịch giấy vệ sinh Trung Quốc có giá tới 56.000 đồng) "đo ván".
Từ khi có thông tin giấy ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư, người tiêu dùng Việt Nam tỏ ra dè chừng với những loại giấy ăn, giấy vệ sinh xuất xứ Trung Quốc và quay trở lại dùng hàng Việt Nam "tự chế" có giá rẻ hơn.
Sản phẩm tái sinh từ phế liệu giấy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thui chột ở các cơ sở tư nhân có chất lượng cực thấp chỉ có thể dùng cho mục đích bao gói hàng công nghiệp, thủ công… Nó sẽ trở thành sản phẩm vô cùng độc hại cho người tiêu dùng nếu dùng làm khăn ăn, giấy vệ sinh… vì dư lượng NaOH công nghiệp rất lớn nằm trong sản phẩm khiến cho chúng mủn thành mảnh vụn khi ta lau miệng tay, chén, bát… vụn bụi đó trở thành "cửu vạn" đưa kim loại nặng, tàn dư các hóa chất hữu cơ tẩy trắng - tạo hương, các vi trùng (đặc biệt là virus herpes gây lở rộp môi) từ địa điểm sản xuất tới nơi tiêu thụ cùng hàng nghìn độc tố khác có chức năng làm tiền tố gây bệnh ung thư, nhiễm trùng, hô hấp, tiêu hóa… vào cơ thể con người thông qua miệng.
Về khăn lạnh bọc trong bao ni lông không logo, được sử dụng nước javel hay các chất tẩy mạnh có gốc flo để tẩy trắng nhằm quay vòng sử dụng. Chất flo ở dạng khí có màu vàng lục nhạt và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên chất, nó cực kỳ nguy hiểm, có thể tạo ra những vết bỏng hóa học trên da cực kỳ nguy hiểm.
Trên thị trường, flo được bán dưới dạng axít hay muối và tất cả hợp thức của flo đều nằm trong bảng cực độc. Khi sử dụng các hóa chất trên để tẩy và làm trắng, người gia công vì tiếc nước đã không xả hết hóa chất trên. Chúng lưu lại trên khăn với nồng độ lớn, nên khi người sử dụng úp nó lên mặt lập tức bị hóa chất độc hại làm cho choáng.
Khăn "tái sử dụng" do qua tay rất nhiều người dùng, lại được tái chế lại theo quy trình đơn giản và không khoa học nên thường nằm ở hai trạng thái: Hoặc là khăn rất độc do chứa hóa chất độc từ hóa chất có độ khử, tẩy mạnh và hoặc là khăn không độc nhưng hại do chỉ dùng bột xà phòng rẻ tiền nên chỉ diệt được một số ít vi khuẩn thông thường, còn những loại nấm như hắc lào, tổ đỉa, eczema, lang ben hay các vi khuẩn gây nhiều bệnh được nuôi trong môi trường ẩm ướt có bao ni lông chứa nên phát triển với tốc độ khủng khiếp chỉ chờ dịp tiếp xúc với người để truyền bệnh.
Đã bao giờ khách hàng cầm chiếc tăm thơm hương, trắng muốt được gia công bằng máy từ trong hộp nhựa và tự hỏi nó khác với "tăm tre nhà quê" như thế nào không? Xin thưa, khác nhiều lắm. Tăm nhà quê có thể không sạch, hay bị mốc khi gặp trời ẩm nhưng không chứa độc tố từ hóa chất đã sử dụng để làm trắng, chống mốc, ướp hương như trong tăm làm máy. Vì vậy nếu ăn xong tiệc và cứ thế ngậm chiếc "tăm máy" lâu trong miệng để nhấm nháp hương vị của độc tố có trong nó cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe đang bị gặm mòn…
Vì vậy sức khỏe của người tiêu dùng nằm trong ý thức sử dụng từ tờ giấy cho tới que tăm trong bữa ăn hằng ngày.
Khăn giấy ăn Việt Nam được các tư nhân sản xuất như thế nào mà lại rẻ như thế? Quy trình "công nghệ xóm" được thực hiện theo bước cơ bản sau: 1 - Phân loại giấy vụn; 2 - Ngâm vào dung dịch xút (NaOH) đến khi mục rữa ra; 3 - Nghiền cơ học thành bột; 4 - Tẩy trắng bột theo các yêu cầu cần có; 5 - Seo; 6 - Ép nước; 7 - Sấy; 8 - Phun hương thơm (nếu cần); 9 - Gia công thành sản phẩm và 10 - Đóng gói, xuất xưởng. Định mức hóa chất là một tấn giấy phế liệu cần 9 cân xút và 30 - 40 lít javen tẩy trắng để tạo ra một tấn bột rồi từ đó chế tác ra hàng loạt thành phẩm khác nhau. Ngoại trừ phế liệu (giấy vụn, bìa các tông có nguồn gốc từ "một tỷ nước" trên thế giới) được thu mua ở trong nước, còn lại các hóa chất cần có để tạo bột, tẩy trắng, nhuộm màu, tạo hương thơm… đều nhập từ Trung Quốc, thậm chí nhập lậu không có chứng chỉ kỹ thuật về hóa chất công nghiệp. |
Tại các nhà hàng, bày trên bàn là những chiếc khăn lạnh bọc trong bao ni lông không logo. Có trường hợp khi khách hàng bóc túi ni lông, lấy khăn ra và vừa áp vào mặt đã nôn thốc, nôn tháo. Vì sao vậy? Khăn sau khi sử dụng được thu gom lại để quay vòng bằng cách sử dụng nước javel hay các chất tẩy mạnh khác có gốc flo để tẩy trắng. Hypochlorit Natri (NaOCl) còn gọi là nước javen là một chất ôxy hóa mạnh dùng khử trùng hiệu quả và thông dụng trên thế giới hơn 100 năm qua. Vì vậy, khi vô tình để cho một lượng chất này dính vào miệng có thể bị cháy màng nhầy ở miệng, thực quản và dạ dày. |