Bảo quản di tích tháp Chăm bằng công nghệ Nano
Theo các nhà nghiên cứu, các tháp Chăm ở nước ta hiện nay đều là phế tích kiến trúc và ở trong tình trạng kỹ thuật không mấy lạc quan, nên việc bảo tồn đang đặt ra nhiều thách thức, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, gia cố chống xuống cấp, tái định vị các cấu kiện và phòng chống các nguy cơ xâm hại từ tự nhiên…
Tuy nhiên, Bộ VH, TT&DL yêu cầu trước khi áp dụng công nghệ nêu trên, Sở cần lập dự án bảo quản di tích trình các cấp có thẩm quyền thoả thuận, phê duyệt và cần lưu ý một số vấn đề: Phân tích, đề xuất quy trình kỹ thuật và phương án sử dụng vật liệu bảo quản với các chỉ tiêu kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, tính chất của di tích; cung cấp các căn cứ pháp lý, tài liệu khoa học về kết quả nghiên cứu vật liệu đề xuất sử dụng và danh mục các loại vật liệu được phép sử dụng do cơ quan có thẩm quyền về khoa học, công nghệ chứng nhận; Thường xuyên theo dõi các mẫu đã tiến hành thí nghiệm để kịp thời phát hiện, điều chỉnh quy trình kỹ thuật, đảm bảo sự an toàn và bền vững của di tích.
Tháp Chăm ở Quảng Nam. |
Xét về nguyên tắc, việc áp dụng kỹ thuật, hay chất liệu mới trong bảo quản, tu bổ di tích cần phải được thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác, duy trì được tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích. Hiện tại, đền - tháp Chăm là loại hình di tích đặc biệt, trong công tác bảo quản, tu bổ có những vấn đề phức tạp về kỹ thuật chưa giải quyết được. Do đó, Bộ VH, TT&DL cũng đề nghị cần cân nhắc thận trọng việc ứng dụng công nghệ Nano để bảo quản tháp Chăm.
Trước mắt, phải tiến hành thí nghiệm dùng công nghệ này để tiến hành bảo quản trên khối xây phục chế và một số thành phần kiến trúc Chăm ít giá trị nghệ thuật, như tường bao, vật liệu đã bị di chuyển khỏi vị trí gốc, sau đó báo cáo kết quả nghiên cứu, sau khi đạt được các kết quả khả quan, thì mới tiến hành áp dụng rộng rãi