Báo động tái dịch dịch bệnh gia súc, gia cầm
Dịch lở mồm long móng (LMLM) cũng đang hoành hành tại một số địa phương, ngành chăn nuôi tại Việt Nam chưa đủ điều kiện "bảo hộ" cho 100% đàn gia súc gia cầm nhưng một chuyện khó hiểu đã diễn ra ở nhiều địa phương, đó là cán bộ thú y tích trữ vaccin bỏ kho cho hết… “đát”.
Có người chết mới biết tái dịch H5N1!
Từ đầu năm đến nay, theo giám sát của Cục Thú y, dịch CGC đã "ghé thăm" ở 68 xã, phường, thị trấn của 34 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 127.000 con. Từ đầu năm tới nay, CGC đã có 3 lần "tái xuất" tại các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Cà Mau và có nguy cơ tiếp tục lây lan sang nhiều tỉnh, thành khác.
Riêng tỉnh Thái Nguyên vào ngày 24/12/2009, dịch tái phát làm gần 1.000 con vịt, 140 con gà bị tiêu hủy. Điều đáng lo ngại là ý thức phòng chống dịch CGC ở người dân và cả cán bộ thú y rất thấp, thậm chí nhiều nơi không nắm được tình hình địa bàn mình phụ trách. Có nơi dịch CGC xảy ra từ lâu nhưng cán bộ thú y không hề hay biết. Cho đến khi có người chết vì nhiễm H5N1 cán bộ thú y mới hay địa phương mình có dịch CGC.
Tại tỉnh Thái Nguyên, chỉ riêng tại các xã Hoàng Nông và Yên Lãng (huyện Đại Từ) chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 4.200 con gia cầm cùng việc thực hiện khẩn cấp các biện pháp dập dịch. Ở Cà Mau, dịch CGC xuất hiện tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, làm gần 200 con vịt mắc bệnh...
Ngành Y tế cho hay, trong 112 trường hợp bị mắc cúm A/H5N1 lây từ gia cầm khiến 57 người đã tử vong từ năm 2003 tới nay kể từ khi dịch xuất hiện tại Việt
Vaccin… cất kho, gia súc chết vì LMLM
Tại cuộc họp giao ban phòng chống dịch LMLM tuần qua của Cục Thú y cho biết, chỉ trong vài ngày cuối tháng 12/2009, dịch LMLM bùng phát mạnh trở lại tại 5 tỉnh: Hà Giang, Phú Yên, Sơn La, Lạng Sơn và Kiên Giang. 9 tháng đầu năm trước đó, trên cả nước đã xuất hiện 91 ổ dịch LMLM, xảy ra đồng loạt trên quy mô rộng khắp nhiều tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Trong khi đó, nạn vận chuyển trâu bò bất hợp pháp qua biên giới trong dịp cuối năm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và biên giới Tây Nam với số lượng rất lớn trâu bò không được kiểm dịch, được thương lái vận chuyển sâu vào nội địa làm phát sinh dịch LMLM.
Cục Thú y cho biết, đối với cửa khẩu biên giới với Lào, hầu hết trâu bò nhập khẩu qua đây đều có nguồn gốc từ Thái Lan, Myanmar và được đưa qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Có chủ hàng Việt
Tại những khu tập kết này có nơi thương lái nuôi nhốt hàng nghìn con trâu bò trong trại và đưa sang Việt
Trong khi nạn trâu bò nhập lậu gây dịch LMLM cho gia súc nội địa, nhưng tại rất nhiều địa phương, qua kiểm tra của Cục Thú y phát hiện tình trạng được cấp miễn phí vaccin phòng bệnh cho gia súc nhưng lại không thực hiện tiêm phòng hoặc tiêm không đúng kỹ thuật. Có tỉnh qua kiểm tra phát hiện trong kho trữ hàng triệu liều vaccin đã hết “đát” chỉ còn nước… đổ xuống cống.
Nhiều tỉnh "đổ thừa" do còn quá nghèo, trâu bò không có đủ, dẫn tới thừa vaccin. Có nơi Cục Thú y phải trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo tỉnh yêu cầu chỉ đạo tiêm phòng nếu không sẽ "chế tài" bằng lệnh của Thủ tướng, tình trạng lãng phí này mới chấm dứt. Trong khi đó, một thực trạng khác đáng lo không kém khi tại các vùng biên giới giáp Campuchia, hiện tượng người dân vùng giáp biên lùa gia súc sang bên kia biên giới để tránh lũ, đến khi hết lũ lại lùa gia súc về mang theo cả mầm bệnh "ngoại lai".
Trước tình hình nóng bỏng như trên, tuần qua, Cục trưởng Cục Thú y đã phải ra công điện khẩn cảnh báo: Từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Dần, các địa phương phải tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho các đàn gia cầm, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Và theo đó, ngay từ những ngày đầu năm 2010, Chi cục Thú y các địa phương phải có nhiệm vụ thành lập các đoàn kiểm tra dịch bệnh gia súc, gia cầm để chủ động ứng phó với dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào…