5 đô thị vệ tinh được thiết kế như thế nào?
Sau nhiều lần báo cáo Chính phủ, Đề án trên từng bước đã có những chỉnh sửa tiến gần đến ý tưởng mà các nhà hoạch định đã lập ra. Tuy nhiên, Đề án này vẫn cần rất nhiều ý kiến đóng góp để đạt được mục tiêu nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
5 đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị hạt nhân
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tính chất đô thị của Hà Nội sẽ không chỉ là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm văn hóa khoa học công nghệ và giáo dục quan trọng của cả nước mà còn là trung tâm kinh tế - dịch vụ và thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong quy hoạch này, Thủ đô Hà Nội là đô thị hạt nhân - đa chức năng, trong đó, chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật.
Thủ đô sẽ được xây dựng và phát triển, dựa trên việc hình thành đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh bao phủ đô thị hạt nhân là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ 21 vạn đến 75 vạn người/1 đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ...
Trong đó Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và vùng. Sơn Tây là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, là đô thị văn hóa lịch sử du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái.
Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. Phú Xuyên - Phú Minh là đô thị vệ tinh phía Nam của Thủ đô, phát triển công nghiệp, kho tàng, các dịch vụ trung chuyển, đầu mối phân phối, tiếp vận hàng hóa và phân phối nông sản vùng. Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.
Ngoài ra, Thủ đô sẽ hình thành một vành đai xanh dọc sông Đáy, sông Tích và sông Cà Lồ. Vành đai này chiếm đến 68% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong vành đai xanh hình thành cảnh quan theo trục Bắc - Nam gồm 3 đô thị sinh thái là Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn tại giao cắt của 3 tuyến đường chính là QL6, đường Láng - Hòa Lạc và QL32.
Thành phố lõi lịch sử chỉ có số dân tối đa 0,8 triệu người
Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, khu vực và thành phố Hà Nội, có dân số khoảng 4-4,5 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng - khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng của Quy hoạch 1998.
Trong đó: Thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV Đan Phượng - Hoài Đức - Hà Đông - Thường Tín nơi đây sẽ xây dựng các công trình có mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước.
Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều đồ án từ trên 750 dự án đang rà soát, cập nhật. Khu vực Gia Lâm, Long Biên phát triển dịch vụ chất lượng cao như thương mại, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đào tạo nghề, y tế chuyên sâu... và hỗ trợ các ngành công nghiệp dọc QL5.
Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, TT thể thao thành phố Hà Nội (ASIAD). Mê Linh là khu đô thị dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXPOR.
Theo quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, dân số của Hà Nội vào khoảng 10 triệu dân, tầm nhìn đến năm 2050 vào khoảng 13 - 14 triệu dân. Hà Nội cũng sẽ thực hiện dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ).
Đối với các khu tập thể cũ, quy hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trong báo cáo Chính phủ lần thứ 3 về đồ án quy hoạch chung Thủ đô, đơn vị tư vấn đã đề nghị tỷ lệ xanh chiếm 62% tổng diện tích Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, con số đó chắc chắn sẽ đạt được và còn hơn thế nữa bởi khái niệm xanh đưa ra là cho cả địa giới hành chính Hà Nội. Ở đây, không đơn thuần chỉ là trung tâm, vành đai xanh hay hành lang xanh. Ngay ý tưởng các khu đô thị lõi, cấu trúc nào cũng có trục không gian xanh