Không quân Mỹ tìm ra bí quyết giúp F-35 chiếm ưu thế tuyệt đối

Thứ Bảy, 09/06/2018, 17:22

Phi công lái máy bay chiến đấu F-35 có thể khóa tên lửa của kẻ thù ở giai đoạn bay giữa và sử dụng Trí thông minh Nhân tạo (AI)  để hỗ trợ vũ khí điều hướng chính xác. Đó là công nghệ đang phát triển nhanh-truyền cảm hứng cho các chỉ huy Không quân Mỹ có thể khẳng định phần mềm sẽ quyết định ai chiến thắng trong chiến tranh tương lai.

“Trong một cuộc chiến tương lai, chúng ta có thể thay đổi phần mềm hàng ngày như một yếu tố cần thiết để chiến thắng,” Thư ký trợ lý công nghệ Không quân Mỹ Will Roper gần đây chia sẻ với các phóng viên.

Theo xu thế hiện đại thì các hệ thống vũ khí sẽ ngày càng dựa vào máy vi tính, thúc đẩy trạng thái phức tạp song trùng: đem lại lợi thế chiến đấu chưa từng thấy, nhưng đòi hỏi mạng lưới bảo mật cao và liên tục tăng tốc hiện đại hóa phần mềm. 

Máy bay chiến đấu F-35 của Không quân Mỹ. Ảnh: Fox News

Chẳng hạn như, nâng cấp phần mềm, có thể cung cấp cho hệ thống radar thông tin về mối đe dọa mới, khả năng điều hướng cải tiến cho vũ khí và rút ngắn thời gian cảm biến bằng cách kết nối với các mạng và nền tảng vũ khí bị mất tín hiệu đột ngột với mạng lưới tác chiến khác trong thời gian thực.

Những tiến bộ công nghệ như vậy, tùy thuộc vào thuộc toán đang phát triển nhanh dành cho vi tính thế hệ mới, có khả năng tăng cường lệnh chỉ huy theo cấp số nhân để vừa thấy rõ mối đe dọa và tấn công kẻ thù. Toàn bộ quy trình này được củng cố bằng cách phát triển ứng dụng tự động hóa vi tính và AI.

 “AI sống nhờ phần mềm được chế tạo đúng cách,” Tiến sĩ Roper cho biết.

Trong khi phân tích nỗ lực của Không quân Mỹ làm sắc nét chiến lược “phát triển phần mềm nhanh nhẹn,” Tiến sĩ Roper dẫn ra hàng loạt chương trình phát triển nhanh cùng với kế hoạch hiện đại hóa phần mềm nhanh hơn.

Sử dụng tốc độ xử lý của máy vi tính và phân tích trong thời gian thực, hệ thống AI có thể ngay lập tức truy cập hàng triệu mẫu thông tin, tìm kiếm xu hướng, phác họa “kịch bản” và cung cấp các nguồn thông tin khác nhau để chỉ huy tổ chức chiến đấu.

Tiến bộ công nghệ này dựa trên cơ sở công nghệ dành cho bộ cảm biến lắp đặt trên F-35, ở đó dữ liệu liên quan đến chiến đấu từ nhiều “tế bào cảm biến”khác nhau được đồng bộ hóa và hiển thị trên một màn hình cho phi công.

Bên cạnh cảm biến, mạng lưới vi tính và vũ khí, phần mềm cũng không thể thiếu đối với lĩnh vực bảo trì cũng như hậu cần.

Các lĩnh vực này được đan xen với tạo thành yếu tố trọng tâm, làm nền tảng cho Không quân Mỹ tạo nên khả năng ưu việt tuyệt đối cho F-35 cho đến năm 2070.

Tuổi thọ, sự ưu việt liên tục về mặt công nghệ của F-35, phi công và các nhà phát triển vũ khí cho biết dựa hoàn toàn vào mức độ có thể duy trì nhịp độ hiện đại hóa nhanh.

Đồng thời việc giữ cho F-35 ở vị thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nổi trội nhất thế giới không phải là không có nhiều thách thức. Các nhà chính trị, quan chức quân đội và các nhà quan sát đã đặt câu hỏi liên quan đến khó khăn về mặt chi phí dành cho chương trình.

Không quân Mỹ đã có kế hoạch giải quyết vấn đề này, là triển khai các chương trình thí điểm dành cho F-35 dựa trên việc hiện đại hóa phần mềm, Tiến sĩ Roper giải thích. Ông dẫn ra nhiều nỗ lực mới dành cho Hệ thống Hậu cần tự động của F-35 và Thư viện dữ liệu lấy từ Kho lưu trữ tham khảo nhiệm vụ chiến đấu theo từng chủ đề trọng tâm hàng đầu.

Phạm Trúc
.
.
.