Hàn Quốc ngưng thử nghiệm vũ khí chiến lược mới chống Triều Tiên

Thứ Hai, 15/10/2018, 15:37

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae) đã quyết định trì hoãn thử nghiệm tên lửa đánh chặn mới được phát triển nội địa, một nhà lập pháp đối lập cung cấp thông tin cho Báo Chosun Ilbo hôm 14-10.

L-SAM, một hệ thông tên lửa đất đối không tầm xa, được dự kiến trở thành vũ khí chiến lược quan trọng bảo vệ Hàn Quốc chống lại mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.

Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc đã lên kế hoạch thực hiện 2 vụ phóng thử tên lửa L-SAM trên bờ biển phía Tây vào tháng 4 và 6. Nhưng nghị sĩ Đảng Tự do Baek Seung-joo dẫn lời một quan chức cấp cao quân đội cho biết Cheong Wa Dae “ra lệnh cho Quân đội dùng vụ thử hồi tháng 4 sau khi xém xét quan hệ liên Triều đang dần “ấm lên.”

Các quan chức quốc phòng lần đầu tiên đình chỉ hoạt động bắn thử tên lửa mới cho đến tháng 6 và 7 nhưng sau đó họ tiếp tục hủy kế hoạch theo lệnh từ Cheong Wa Dae, ông Baek cho biết thêm.

Hệ thống tên lửa L-SAM mới của Quân đội Hàn Quốc Ảnh: Kênh truyền hình Chosun Ilbo

Ông Baek cho biết Hội đồng An ninh Quốc gia đã gửi một lá thư bí mật đến các quan chức quân đội để thông báo cần phải ngưng các vụ thử để ủng hộ cho sự thành công của các cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều và hội nghị thượng đỉnh Mỹ-CHDCND Triều Tiên, Báo Chosun Ilbo đưa tin.

Sau 2 lần trì hoãn, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc bây giờ quyết định thử tên lửa trong tháng 10 và 11, tuy nhiên Cheong Wa Dae có thể đưa ra lệnh hoãn tiếp theo vì các cuộc hội đàm xuyên biên giới đang diễn ra và hội nghị thượng đỉnh Mỹ-CHDCND Triều Tiên dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.

Hệ thống L-SAM dự kiến hoàn tất vào năm 2023 với nguồn ngân sách 1,09 ngàn tỷ won. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang xem xét thử vũ khí ở nước ngoài trong trường hợp “bầu không khí” trên bán đảo Triều Tiên “không cho phép.” Tuy nhiên, nếu Cheong Wa Dae tiếp tục ban hành lệnh mới, toàn bộ kế hoạch sẽ phải ngưng lại, theo tờ báo Hàn Quốc.

L-SAM sử dụng bộ đẩy khí nén cực nhỏ bên trong để tự định hướng tên lửa đến mục tiêu trong quá trình bay. Bộ đẩy khí nén này giúp tiết kiệm thời gian và động năng, vì máy phóng không cần phải xoay quanh và tên lửa có thể bắt đầu tăng tốc tới mục tiêu của nó ngay ở giai đoạn phóng.

Khi tăng tốc độ gấp hơn 4 đến 5 lần vận tốc âm thanh, tên lửa tiếp nhận sự điều chỉnh giai đoạn bay giữa từ hệ thống radar và tùy thuộc vào tầm tiếp cận mục mục, sẽ chuyển sang cơ chế tìm kiếm chủ động bằng nhiệt năng để phá hủy mục tiêu.

L-SAM có khả năng đánh chặn các tên lửa ở tầm cao từ 40 đến 60 km, qua đó lấp chỗ trống mà PAC-2 và PAC-3 để lại do không thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ Triều Tiên.

Phạm Trúc
.
.
.