Điều chưa biết về siêu tên lửa hành trình mới nhất của Nga
Tên lửa hạt nhân hành trình mới của Nga đã đi vào giai đoạn phát triển cuối cùng sau hàng loạt thử nghiệm thành công. Các quan chức cho biết Burevestnik sẽ có tầm bay hầu như không giới hạn và có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ hiện đại.
- Nga hoàn tất thử nghiệm thành công động cơ dành cho siêu tên lửa Burevestnik
- Nga khai hỏa siêu tên lửa đủ sức huỷ diệt cả thành phố
- Mỹ điều máy bay áp sát nơi triển khai tên lửa S-300 của Syria
- Tổng thống Putin ra lệnh phát triển 2 hệ thống tên lửa mới
Quân đội Nga chưa chính thức xác nhận thông tin và hiện chưa rõ địa điểm/thời gian vụ thử nghiệm diễn ra. Trước đây, nhóm kỹ sư phát triển tên lửa công bố video cho thấy các kỹ sư mặc đồng phục trắng và đeo mặt nạ phòng hộ cẩn thận kiểm tra nguyên mẫu tên lửa tại một địa điểm bí mật. Vũ khí được giữ bí mật từng phần trong phim tư liệu.
Vũ khí đầy uy lực được Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ trong Thông điệp Liên bang vào tháng 3 năm ngoái. 9M730 Burevestnik, còn có tên gọi SSC-X-9 Skyfall theo cách đặt tên của NATO, được thiết kế là một loại tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân có khả năng bay không giới hạn. Thậm chí, nó có thể bay vòng quanh thế giới trong nhiều ngày nếu cần thiết.
Quân đội cho biết khả năng vượt qua hầu hết khoảng cách sẽ kết hợp với khả năng cơ động không giới hạn. Nó sẽ cho phép tên lửa khó đánh chặn trong khi xuyên thủng hệ thống phòng thủ của kẻ thù.
Các kỹ sư khoa học quân sự Nga kiểm tra Buverestnik trước khi thử nghiệm. Ảnh: TASS |
Nếu vũ khí đi vào phục vụ hoàn toàn, Moscow sẽ có thể phóng tên lửa từ lục địa châu Á, đưa tên lửa vượt qua Thái Bình Dương, lượn quanh khu vực Nam Mỹ và xuyên qua không phận Mỹ từ Vịnh Mexico, Tạp chí Khoa học Cơ khí Phổ thông đưa tin vào đầu tuần qua.
Tuần qua, Tạp chí Đối ngoại (The Diplomat) đưa tin tên lửa đã trải qua thử nghiệm “thành công phần nào” vào ngày 29-1 tại một bãi thử ở miền Nam nước Nga. Bài báo dẫn các nguồn tin chính phủ Mỹ lưu ý “cho đến nay chưa có quốc gia nào” triển khai tên lửa hành trình hạt nhân vì thách thức về mặt kỹ thuật và độ an toàn.
Nếu được triển khai thành công, Burevestnik sẽ rất khó đoán biết và đánh chặn, do tính năng ưu việt của nó. Đồng thời, tên lửa có mục đích gì đó tương tự với tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk của Mỹ, ngoại trừ tầm bắn chỉ giới hạn 2.500 km.
Về việc tạo ra một "tên lửa hành trình bay thấp, không mang theo đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn gần như không giới hạn, quỹ đạo bay không thể đoán trước và khả năng vượt qua các tuyến phòng không, đánh chặn sẽ bất khả xâm phạm đối với tất cả các hệ thống phòng thủ và phòng không tên lửa hiện tại và tương lai", Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã từng nói về vũ khí mới vào tháng 3 năm 2018.