Nga trình làng 5 siêu phẩm vũ khí tối tân, hiện đại

Chủ Nhật, 16/07/2017, 10:53
Trong triển lãm hàng không MAKS-2017 (kéo dài từ 18-7 đến 23-7) tại sân bay Zhukovsky, Moscow, công nghiệp quân sự Nga sẽ trình diễn các "siêu phẩm" mới nhất của mình.

1_Trực thăng chống khủng bố

Đây là thành viên mới nhất trong cây phả hệ gồm gần 90 phiên bản của dòng trực thăng Mi-8 nổi tiếng của Nga và Liên Xô. Tiếp nối lịch sử nửa thế kỷ thành công của loại trực thăng Mi-8, phiên bản Mi-171SH-HV sẽ là loại trực thăng đầu tiên của Nga được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ chống khủng bố.

Mi-171SH-HV được phát triển dựa trên kinh nghiệm tích lũy của lực lượng trực thăng Nga tại nhiều chiến trường khác nhau đặc biệt là Syria. Được trang bị một roto chính năm cánh cải tiến cũng như động cơ cho phép hoạt động tại nhiều môi trường khí hậu khác nhau đặc biệt ở vùng núi cao.

Mi-171SH-HV sẽ bền hơn và hiệu quả hơn nhiều so với những người tiền nhiệm, với cánh quạt đuôi kiểu chữ X giúp tốc độ tối đa tăng lên tới 280km/h. Ngoài ra máy bay có gắn thêm hệ thống bảo vệ chủ động President-C giảm thiểu tối đa nguy cơ từ tên lửa phòng không, đặc biệt sàn và cabin của loại trực thăng này được bọc bằng Kevlar một hợp chất chủ yếu để chế tạo áp giáp hiện đại có thể kháng cự được các loại súng bộ binh bắn ở cự ly gần.

2_Siêu chiến đấu cơ Mig-35

Nga tuyên bố sẽ chính thức giới thiệu phiên bản Mig-35 hiện đại tại triển lãm hàng không MAKS-2017. Hiện tại Mig-35 đã vượt qua các thử nghiệm cuối cùng và sẵn sàng chuyển giao cho quân đội cũng như chào hàng đối tác nước ngoài. CEO của tập đoàn MIG  Ilya Tarasenko việc sản xuất hàng loạt Mig-35 sẽ bắt đầu vào 2 năm tới.

Mig-35

Mig-35 được cho là thế hệ máy bay chiến đấu 4++ được trang bị các công nghệ của máy bay thế hệ 5. Công nghệ nổi trội nhất trên Mig-35 là radar mảng pha điện tử chủ động Phazotron thay vì radar mảng pha thụ động (PESA) Zhuk-ME trên MiG-29K. Radar này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phiên bản PESA, như khả năng chống nhiễu tốt hơn và tầm trinh sát lớn hơn.

Zhuk-AE được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích từ khoảng cách 160km (so với 120km của Zhuk-ME) và tàu chiến từ cách 300km. Số lượng mục tiêu theo dõi và bám bắt cùng lúc cũng cao hơn radar của MiG-29K.

Hệ thống trinh sát hồng ngoại và đo xa laser (IRST) OLS-35 của MiG-35 cũng hiện đại hơn, đây cũng là bộ IRST dùng trên siêu tiêm kích Su-35S. Động cơ Klimov RD-33MK trang bị trên MiG-35 là phiên bản mới nhất trong dòng động cơ RD-33. Ưu điểm của động cơ này là lực đẩy lớn hơn 7% so với mẫu RD-33 tiêu chuẩn. RD-33MK cũng được trang bị một số công nghệ giúp giảm độ bộc lộ hồng ngoại, tăng khả năng sống sót trên chiến trường cho MiG-35.

Có cùng 9 giá treo (1 dưới bụng và 8 dưới hai bên cánh), nhưng MiG-35 có thể mang tới 7 tấn vũ khí và thùng dầu phụ, trong khi MiG-29K bị giới hạn ở con số 5,5 tấn. Máy bay có bán kính chiến đấu lên tới 1.000km, tốc độ tối đa 2.700 km/h(nhan hơn Su-35 chỉ 2.500 km/h).

3_Siêu xe 3 trong 1

Một phương tiện có năng lực di chuyển như một chiếc ô tô bình thường, bơi như xuồng cao tốc hay bay như phi cơ hầu hết chỉ ở trong phim ngoại trừ trường hợp của Triton. Chiếc SUV hai chỗ ngồi là sản phẩm của Liên hợp công nghệ Không gian và điện tử tự động Nga.

Phương tiện siêu việt dã Triton.

Triton dài 2,95m cao tới 2,24 m và bề ngang chỗ rộng nhất là 1,9m. Nó được trang bị một chân vịt giúp nó bơi trong nước với vận tốc 100 km/h. Một đôi cánh mềm tương tự dù lượn giúp nó bay ở tốc độ tối đa 400km/h có thể đạt tới độ cao tối đa 4.200m. Với chế độ ô tô xe có tốc độ 100 km/h.

Chiếc xe là có thể được sử dụng để tuần tra tại khu vực rừng rậm, đầm lầy, dọc theo các tuyến đường dây điện cao thế hoặc cứu hộ tại các khu vực hẻo lánh cũng như những tín đồ du lịch mạo hiểm.

4_Bom thông minh

Trong các loại vũ khí được Nga mang tới triển lãm lần này có hai loại bom gây chú ý lớn đó là bom nhiệt áp ODAB-500PMV Tehmash và bom chùm PBK-500U.

Bom nhiệt áp ODAB-500PMV 

Bom nhiệt áp ODAB-500PMV Tehmash là loại vũ khí khá đặc biệt chuyên dùng để tiêu diệt các cụm mục tiêu như boong-ke, chiến hào, trụ sở, kho vũ khí. Bom OFZAB-500 có trọng lượng khoảng 500 kg (trong đó có 250 kg là hỗn hợp cháy), dài 1.5 m và đường kính 0.450 m, sau khi được thả từ máy bay bom sẽ nổ trên không giải phóng hỗn hợp cháy tạo ra một quả cầu lửa. 

Qủa cầu lửa này sẽ phát nổ thêm một lần nữa phá hủy tất cả mọi mục tiêu trong bán kính gần 15m, đặc biệt nó sẽ hút sạch oxy trong khu vực khiến đó trở thành một vũ khí hủy diệt cỡ nhỏ.

Trong khi đó bom chùm PBK-500U có thể hủy diệt hoàn toàn các đoàn xe tăng thiết giáp hay cơ giới của đối phương. Mang theo khoản 15 thiết bị chống tăng SPBE-D. Mỗi quả bom con này có 1 lõi xuyên bằng đồng nặng khoảng 1kg, với lượng nổ 5.8 kg. Được thả bằng dù từ khoảng cách 30km, bom mẹ sẽ giải phóng các quả bom con, sau đó các quả bom con sẽ tự tìm đánh trúng mục tiêu đã định.

Bom PBK-500U

Bom PBK-500U có cơ chế phóng và quên tức là phi công chỉ cần nạp tọa độ mục tiêu rồi cắt bom và cơ động thoát ly, mọi công việc còn lại là của bộ phận điều khiển tự động trên quả bom. PBK-500U đã hoạt động rất tốt tại Syria.

Cả bom PBK-500U và ODAB-500PMV đều được thiết kế để tích hợp lên chiến đấu cơ thứ 5 T-5O PAK-TA.

5_Vận tải cơ AN-2 hiện đại hóa

Mẫu máy bay có tuổi đời 7 thập kỷ đã được Nga hiện đại hóa với hệ thống cánh kép mới và động cơ tiên tiến giúp nó hoạt động tốt hơn tại các khu vực khắc nghiệt nhất thế giới như Bắc Cực, hay Viễn Đông. 

Mẫu An-2 đã hiện đại hóa

Dù là một mẫu máy bay cũ nhưng An-2 vẫn đang là lựa chọn gần như duy nhất cho nhiệm vụ vận chuyển với các đơn vị tiền tiêu của Nga tại Bắc Cực.

B.N.
.
.
.