Hiện chưa có một dự án thủy điện nào trên sông Hồng có trong quy hoạch
- “Siêu dự án” sông Hồng có gì đặc biệt?/ Đề xuất xây dựng 6 thủy điện trên sông Hồng: Cảm tính hay hoang đường?4/ Đồng bằng Bắc Bộ có thể bị sụt lún nghiêm trọng
Bên cạnh đó, ông Đỗ Đức Quân cũng nhấn mạnh đây là dự án giao thông thủy xuyên Á, nên sẽ có làm đập, làm âu thuyền để dâng nước lên cho thuyền đi lên Lào Cai và tận dụng cột nước để làm thủy điện.
Trả lời về quan điểm của Bộ Công Thương liên quan đến dự án này, ông Quân cho biết: “Đối với dự án giao thông thủy, việc cần thiết hay không cần thiết thuộc về trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KH& ĐT vì dự án này liên quan đến hạ tầng chứ không phải thủy điện. Khi đầu tư dự án có đập, có cột nước, nếu có thể phát điện thì có thể xem xét được. Nhưng 6 bậc mà được có 200MW (228 MW - pv) thì đây là dự án nhỏ, vai trò trong hệ thống điện không đáng kể”.
“Giả sử sau này Thủ tướng cho phép làm nếu có hiệu quả, giá bán điện hợp lý thì Bộ Công Thương cũng ủng hộ. Tất cả mới là đề xuất sơ bộ, chưa xem xét đến việc cột nước bao nhiêu, vận hành thế nào bởi vì quy hoạch cũng chưa có. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở các vấn đề môi trường trên lòng hồ, di dân, tái định cư… Tất cả những việc đó đều phải nghiên cứu” – ông Quân bày tỏ.
Cũng tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định “không làm thủy điện gì bằng mọi giá, sau khi chúng ta đã phải trả giá về môi trường ở một số dự án. Cần hết sức lưu ý khi làm phải tính toán tác động môi trường”.
Trước đó, tại văn bản góp ý về dự án này, Bộ Công Thương đã bày tỏ việc “ủng hộ chủ trương giao công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng”. Tuy nhiên, Bộ này cũng đề nghị bổ sung nghiên cứu, đánh giá kỹ ảnh hưởng đến tài nguyên, khoáng sản, công trình hạ tầng… trên cơ sở hiện trạng và quy hoạch phát triển đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (trong đó có các dự án thủy điện trên các nhánh của sông Hồng); đề xuất các cơ chế đặc thù cần thiết khác để đảm bảo thực hiện dự án.
Trường hợp dự án được cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương đầu tư, yêu cầu nhà đầu tư tổ chức lập hồ sơ và trình Bộ Công Thương xem xét bổ sung các nhà máy thủy điện trong dự án vào quy hoạch thủy điện và quy hoạch phát triển điện lực theo quy định. Trong đó, cần quan tâm đánh giá điều kiện địa chất, thủy văn, quy mô mực nước thượng – hạ lưu, các thông số thủy năng, phương án đấu nối điện, tiến độ dự kiến đưa vào vận hành và hiệu quả kinh tế của các nhà máy thủy điện.