Ra mắt phim ngắn kêu gọi chấm dứt nạn sát hại tê giác
- 30 tháng hành động chống nạn buôn bán ngà voi, sừng tê giác
- Khoảnh khắc động lòng trước khi con tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng qua đời
- Nâng cao nhận thức bảo vệ tê giác cho giáo viên, học sinh
Phim ngắn sẽ được phát sóng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương tại Việt Nam trong thời gian tới. Khán giả cũng có thể xem trực tuyến tại kênh Youtube của ENV.
Việt Nam bị đánh giá là một quốc gia trung chuyển và là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Năm 2010, cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị sát hại để lấy sừng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác trong nước vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây ra nạn thảm sát tê giác tại châu Phi. Nó cũng kích thích tình trạng săn bắn, buôn bán sừng tê giác của nhiều mạng lưới tội phạm hoạt động tự do khắp toàn cầu.
Tê giác ở châu Phi bị giết hại để lấy sừng. |
Năm 2017, 1.028 cá thể tê giác đã bị sát hại tại Nam Phi để lấy sừng. Điều đó đồng nghĩa trung bình mỗi ngày có 3 cá thể tê giác bị giết hại, báo động sự suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể tê giác tại quốc gia này. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nếu tình trạng săn bắn trái phép tiếp tục gia tăng như hiện nay, tê giác có nguy cơ bị tuyệt chủng vào năm 2026.
ENV kêu gọi cộng đồng không sử dụng sừng tê giác; lan tỏa thông điệp bảo vệ tê giác đến những người xung quanh; xóa bỏ những quan niệm mù quáng về việc sừng tê giác là thần dược hay một món quà xa xỉ. ENV cũng kêu gọi người dân thông báo các vi phạm liên quan đến việc buôn bán sừng tê giác đến cơ quan chức năng hoặc đường dây nóng 1800-1522 của ENV.