Khai quật khảo cổ dinh chúa Nguyễn ở Trà Bát
- Phát hiện di tích khảo cổ có niên đại khoảng 80 vạn năm
- Phát hiện hàng trăm hiện vật khảo cổ bằng đá
“Việc khai quật khảo cổ được tiến hành tại 3 khu vực, gồm Trà Bát 1, 2 và 3, với tổng diện tích gần 114m²; mỗi khu vực đều được tiến hành với 3-4 hố đào, trong đó khu vực 1 nhằm mục đích thăm dò cấu trúc La Thành dinh chúa Nguyễn Hoàng; khu vực 2 thăm dò dấu tích Dinh Cát; khu vực 3 thăm dò cấu trúc di tích Phủ Thờ, được xây dựng sau khi chúa Nguyễn dời dinh vào Huế”, ông Thọ chia sẻ.
Các hiện vật có giá trị lớn về mặt lịch sử được tìm thấy ở Trà Bát. |
Kết quả cuộc khai quật đã phát hiện, tìm thấy nhiều dấu tích khác nhau như gạch thẻ màu đỏ, có độ nung thấp, dễ cắt gọt; ngói phẳng, mỏng; ngói mũi sen nhưng rất hiếm; đồ đất nung chủ yếu các loại bát có niên đại từ thế kỷ XVI-XIX;
gốm sành khá phổ biến, đa dạng về loại hình như bình, vò, hũ, chậu, lọ có niên đại từ thế kỷ XV-XIX; gốm men và gốm sứ chủ yếu là đồ Trung Hoa có xuất xứ từ các lò Phúc Kiến, Quảng Đông, Cảnh Đức, gốm đẹp và có tính thương mại cao, có nhiều mẫu sang trọng để dùng trong tầng lớp quý tộc có niên đại từ thế kỷ XV- XIX...
Từ những hiện vật trên, ngành chức năng bước đầu đã có cơ sở khẳng định: Khu vực Trà Bát 1 có khả năng là lỵ sở của chúa Nguyễn Hoàng những năm đầu thế kỉ XVII, sau khi dời dinh từ Ái Tử về đây.