Họa sĩ nổi tiếng tố tranh giả, tranh nhái
- Cuộc đối thoại giữa “Kiều” và hội họa đương đại
- Hội họa của Thu
- Hàng loạt họa sĩ nổi tiếng bức xúc vì tranh bị làm giả
Một tác phẩm của anh đã triển lãm toàn quốc nhưng có cơ sở sản xuất tranh tre ghép ở Gia Lâm, Hà Nội chuyển sang tranh tre ghép và đưa lên truyền hình. Ban đầu, anh tưởng họ quay lại triển lãm toàn quốc, trong đó có tranh của mình nhưng chủ cơ sở nói rằng đây là các mẫu mã do họa sĩ của cơ sở làm ra. Sau này, tình cờ anh gặp chủ của cơ sở đến đăng ký triển lãm tranh tre ghép, có phản ánh lại rồi thôi.
Họa sĩ Thành Chương và hàng loạt họa sĩ, nhà nghiên cứu cùng lên tiếng, tìm giải pháp minh bạch thị trường hội họa. |
Triển lãm cá nhân của Đặng Tiến năm 1998, một số họa sĩ gọi điện báo tranh của anh bị chép ở Hà Nội. Vì người chép là họa sĩ, anh không tiện nói tên.
Mới đây nhất, nhà phê bình Hoàng Anh, Tổng biên tập tạp chí Mỹ Thuật tìm tư liệu viết bài, thấy tranh của anh giới thiệu trên 1 trang web, lúc ấy anh mới biết một số tác phẩm của mình vẫn được giữ tại nhà hoặc một số nhà sưu tập đã mua bị làm giả, ngang nhiên chào bán trên mạng.
Anh liên lạc theo số điện thoại trên facebook thì tổng đài báo số này không có thực. Anh gửi email. Một họa sĩ ở Hải Phòng nhắn tin xin lỗi rồi gắn nội dung này trên trang web.
Sau đó, nhiều họa sĩ vào xem thì phát hiện tranh nhái tác phẩm của họ cũng đang được rao bán công khai tại đây.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, tranh giả, tranh nhái không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở các nước. Nhưng nếu ở nước ngoài, tranh giả chiếm 5% thì ở Việt Nam có thể lên đến trên 50%. Chống lại vấn nạn này, các họa sĩ không nên thụ động trông chờ vào cơ quan quản lý nhà nước.
Một trong các lý do quan trọng là mỹ thuật Việt Nam chưa thực sự đóng góp nhiều cho nền kinh tế đất nước, cho nhân dân. Giao dịch tác phẩm hội họa có sôi động, tranh bán giá cao nhưng Nhà nước rất khó thu được thuế. Chưa kể, chính sách thuế với sản phẩm văn hóa nghệ thuật, trong đó có hội họa còn nhiều vấn đề. Việc đánh thuế mua tranh từ nước ngoài về như các mặt hàng dân dụng thông thường không kích thích được người sưu tầm.
Chưa kể, người chơi tranh bình thường chưa có nhu cầu sở hữu một tác phẩm gốc. Họ thích mua tranh như một cách trang trí đơn thuần. Nhiều đại gia chơi tranh mua tác phẩm theo sự nổi tiếng của họa sĩ chứ không thực sự chơi vì thích nghệ thuật hội họa và không thực sự am hiểu hội họa.
Luật sư Đinh Anh Tuấn cho rằng, các họa sĩ nên thành lập tổ chức bảo vệ quyền tác giả như Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Hiện nay, bảo vệ bản quyền đã có Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngày 4-4-2018, Nghị định 22 về quyền tác giả, quyền liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là nghị định quan trọng, quy định rất chặt chẽ về các hành vi vi phạm… Vì vậy, việc xử lý vi phạm bản quyền sẽ rõ ràng, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, điều đầu tiên vẫn phải là sự chủ động bảo vệ tác phẩm của chính họa sĩ. Nếu không am hiểu pháp luật, các họa sĩ có thể ủy quyền cho người có chuyên môn, tương tự như cách hoạt động của VCPMC và các nhạc sĩ…