Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử
- Đờn ca tài tử trước nỗi lo bị “thương mại hóa”
- Đờn ca tài tử - đặc sắc du lịch “vùng đất gốm”
- Hậu tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ
Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm ông Lê Công Nghệp, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Kiên Giang nhấn mạnh, từ khi “Dây đờn Rạch Giá” ra đời vào những năm 30 của thế kỷ trước, được người dân hâm mộ, yêu thích và nhanh chóng phát triển ở vùng đất Nam Bộ.
NSƯT Hoàng Tấn đên từ TP Hồ Chí Minh trao đổi nghệ thuật ĐCTT tại buổi Tọa đàm. |
Những thập niên tiếp theo, nghệ thuật ĐCTT tỉnh Kiên Giang có nhiều tiến bộ, không ít người trưởng thành trên con đường nghệ thuật. Sau khi nghệ thuật ĐCTT được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phong trào ĐCTT ở Kiên Giang được phục hồi và phát triển so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đến nay, Kiên Giang có 150 câu lạc bộ với trên 1.700 nghệ nhân tham gia các hoạt động ĐCTT ở 15 huyện, thị, thành trong tỉnh.
Tham luận của nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Vũ - Chủ nhiệm CLB ĐCTT Phù Sa, đưa ra 6 giải pháp để bảo tồn gìn giữ nghệ thuật ĐCTT, gồm: Hệ thống bài bản tài tử phải được thống nhất từ khu vực đến cơ sở, định hướng mục tiêu qua từng giai đoạn, phương pháp bảo tồn của từng thể loại bài bản, trong và ngoài 20 bài bản tiêu biểu. TP Rạch Giá phải có không gian ĐCTT cố định xem nơi đây là điểm giao lưu trao đổi về chuyên môn, tập vợt chương trình, hội tụ tài năng, hội thảo chuyên đề…
Ông Lê Công Nghiệp, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm. |
Ông Trần Thanh Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện An Biên cho biết: Hiện nay An Biên có 9 CLB ở 9 xã, thị trấn đang sinh hoạt đều. Tháng 7-2017, Trung tâm đã tổ chức thành công Liên hoan ĐCTT của huyện với sự tham gia của các CLB ĐCTT trong huyện.
Các nghệ sĩ đến từ TP Hồ Chí Minh tham gia biểu diễn trong buổi Tọa đàm. |
Ông Võ Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Phú Quốc phát biểu, cho biết: "Ngay trong bối cảnh xã hội phát triển với nhiều loại hình giải trí hiện đại, thì ĐCTT ở Phú Quốc vẫn có chỗ đứng và mang những nét độc đáo riêng. Trước đây, khách du lịch ra đảo Phú Quốc muốn kiếm một điểm sinh hoạt ĐCTT cũng rất khó thì đến nay loại hình này đã và đang phát triển rộng khắc trên địa bàn huyện đảo".
Hiện nay, huyện đảo có gần 20 câu lạc bộ, nhóm nhạc sinh hoạt ĐCTT. Riêng CLB ĐCTT của huyện thì kinh phí hoạt động đều được xã hội hóa và CLB tự quản trong sinh hoạt.
Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật ĐCTT theo ông Võ Thanh Nam đưa ra các giải pháp như: Cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của địa phương; Tạo cơ chế thuận lợi cho các CLB sinh hoạt về địa điểm, phương tiện nhạc cụ, sân bãi; Tích cực phát huy công tác xã hội hóa để tạo nguồn thu cho CLB; Mở lớp bồi dưỡng, tập hợp lớp trẻ để các nghệ nhân truyền nghề cho lớp trẻ vào tham gia nghệ thuật truyền thống; Đổi mới nội dung sinh hoạt, kết hợp tuyên truyền các sự kiện gắn với hơi thở cuộc sống hôm nay, học tập mô hình hay ở các tỉnh bạn.
Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm đã được nghe 4 tham luận, ngoài ra còn có các ý kiến trao đổi của các đại biểu về dự, tất cả đều với mong muốn mang đến buổi Tọa đàm những tâm huyến nhất của mình trong việc tìm giải pháp bảo tồn và phát triển ĐCTT ở Kiên Giang để nghệ thuật ĐCTT trường tồn mãi với thời gian.