Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án Phạm Công Danh
- Xét xử vụ “đại án” Phạm Công Danh và đồng phạm: VKS giữ nguyên quan điểm buộc tội
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam lên tiếng sau “cầu cứu” của 3 ngân hàng liên quan vụ án Phạm Công Danh
- Phạm Công Danh đề nghị thu hồi khoản tiền 4.500 tỷ đồng
Sau một tháng diễn ra, sáng 7-2, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng (VNCB), TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (SN 1959, nguyên phó Chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 đồng phạm thay vì tuyên án như kế hoạch, HĐXX bất ngờ tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo HĐXX, căn cứ kết quá trình xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên tòa xét thấy do thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề được quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.
Theo đó, trong quá trình thẩm vấn và tranh luận tại tòa cho thấy do cần tiền để trả cho các khoản vay trước đó, tiền để duy trì hoạt động của ngân hàng VNCB bảo đảm các khoản thanh khoản của ngân hàng và tiền để tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu mà ngân hàng nhà nước đã phê duyệt, Phạm Công danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB) và các bị cáo dưới quyền tại VNCB dùng tiền của VNCB gửi tiền tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV cầm cố bảo lãnh cho 29 lượt công ty do Danh lập ra hoặc được nhờ vay tiền tại 3 ngân hàng trên.
Với mục đích được ghi trong hồ sơ vay vốn là kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, công ty Trung Dung… Tất cả các hồ sơ tín dụng vay vốn trên qua quá trình điều tra xác định được đều được tạo lập giả tạo, thực tế sau đó tiền vay được chuyển về cho Danh sử dụng.
Các bị cáo trong phiên tòa |
Tại Sacombank, Danh gặp Trầm Bê và Phan Huy Khang (nguyên TGĐ Sacombank) đặt vấn đề vay vốn và vốn vay được bảo lãnh bằng các hợp đồng tiền gửi của VNCB tại Sacombank.
Còn tại 2 ngân hàng BIDV và TPBank thì Danh không gặp trực tiếp lãnh đạo hai ngân hàng này mà gián tiếp thông qua người khác tiếp xúc cán bộ dưới quyền của ngân hàng và cấp dưới đề xuất lên lãnh đạo về việc cho các công ty do VNCB giới thiệu hoặc các công ty được nhờ vay vốn kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, công ty Trung Dung được bảo lãnh bằng các hợp đồng tiền gửi VNCB, tài sản hình thành bằng các vốn vay trái phiếu.
Với các hành vi nêu trên, Danh và các đồng phạm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên HĐXX xét thấy, do thiếu chứng cứ cần làm rõ tại phiên tòa mà không thể bổ sung được nên cần hoàn hồ sơ vụ án cho VKSND Tối cao để điều tra làm rõ, giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.