Thu nhập “khủng” với mô hình “vỗ béo” cá linh mùa nước nổi
Sau nhiều năm “sống chung với lũ”, nông dân các tỉnh đầu nguồn vùng ĐBSCL đã thích nghi, dựa vào lũ để khai thác, ổn định kinh tế và cuộc sống. “Vỗ béo” cá linh được xem là cách làm thiết thực, mang lại lợi nhuận cao cho bà con vùng lũ.
- Vui, buồn “Mùa nước nổi” miền Tây: Chuyển đổi sản xuất để sống chung với lũ
- Vui, buồn “Mùa nước nổi” miền Tây: Học cách sống chung với lũ
- Vui, buồn “Mùa nước nổi” miền Tây
Với thực tế, sống bằng “nghề con cá” không còn cho thu nhập ổn định khi nguồn lợi thủy sản ngày càng ít dần. Nhiều hộ dân vùng biên giới đã nghĩ ra cách chăn nuôi, sản xuất hiệu quả để “sống chung với lũ”.
Với diện tích 1 hec ta mặt nước, anh Phú thả 3 tấn cá linh non. |
Tổng chi phí đầu vào mô hình "vỗ béo" của anh Phú khoảng 50 triệu đồng, kể cả cá linh giống. |
Cá linh non (lọt rổ 6 li) đầu con nước được bán với giá khá rẻ, khoảng 8.000 đồng/kg. |
Thức ăn của cá linh là lượng phù du còn sót lại trên đồng và cám xay từ vụ lúa Hè - Thu vừa thu hoạch. |
Cá linh phát triển khá nhanh... |
Chỉ sau 15 ngày là có thể xuất bán. |
Đánh giá về mô hình “vỗ béo” cá linh, ông Lê Minh Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, nhận định: “Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi. Tuy nhiên, cần có nhiều hơn nữa những mô hình “sống chung với lũ” để bà con trong vùng có được điều kiện ổn định cuộc sống khi con nước về”.
Đây là mô hình "sống chung với lũ" đạt hiệu quả về kinh tế cao. |