Nhiều loại hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam
- Khởi tố vụ loa thùng Trung Quốc giả xuất xứ Việt Nam
- Doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng pháp lý để gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam
- Giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Việt
- Kiểm soát chặt hàng hóa nhập khẩu để chặn hành vi mượn danh xuất xứ Việt Nam
“Nhiều mặt hàng thẩm lậu từ biên giới vào thị trường nội địa, trên bao bì, nhãn mác hàng hóa có ghi dòng chữ “Made in Vietnam”, ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Theo ông Linh, trên thị trường hiện nay, những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo xuất xứ, gắn mác “Made in Vietnam” diễn ra phổ biến ở các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả; hàng dệt may, quần áo, giày dép; đồ chơi trẻ em; đồ dùng; thiết bị giáo dục; chất tẩy rửa, hàng gia dụng (đồ dùng nhà bếp, đồ nhựa, đồ dùng gia đình các loại), điện gia dụng (bóng đèn, dây điện, pin đèn...), điện tử...
Lô hàng không có chứng từ, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bị cơ quan chức năng bắt giữ. |
Hiện nay, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hoá, nếu cơ quan thực thi không có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm là rất khó khăn.
Đối với hàng nhập lậu sau khi đã được đưa qua các đường mòn, lối mở... sau khi lưu thông trên thị trường, hàng giả mạo xuất xứ thường trà trộn cùng với hàng thật, hàng có xuất xứ rõ ràng, vì vậy việc phát hiện vi phạm cũng gặp khó khăn.
Mặt khác, hàng hoá giả mạo xuất xứ không có doanh nghiệp chủ thể quyền rõ ràng thì càng khó khăn, chẳng hạn như hàng nông sản, hàng hoá nguyên liệu, hàng hoá giả mạo doanh nghiệp, địa chỉ không có thật.
Ngoài ra, người dân mua bán hàng qua Internet ngày càng nhiều, việc chủ động phát hiện vi phạm trên mạng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên web là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng trong khi đó, bản thân người mua hàng rất khó phát hiện.
Để ngăn chặn hàng hoá giả mạo xuất xứ Việt Nam, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng kế hoạch kiểm tra; triển khai thống kê, phân loại các chủng loại mặt hàng kinh doanh trên địa bàn. Mặt khác, sớm ban hàng quy định về ghi xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước.
Liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu ASANZO, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, lực lượng Hải quan đã khởi tố vụ án và chuyển cho cơ quan Công an về một công ty “con” nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam để đưa hàng hóa vào Việt Nam tiêu thụ.
Lực lượng Hải quan đang tiến hành xác minh, điều tra để sớm đưa ra kết luận, có cơ sở chứng minh hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả thuộc các nhóm hàng điện tử, điện lạnh. Theo ông Cẩn, 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng Hải quan đã phát hiện, xử lý gần 11.000 vụ vi phạm, trị giá hàng vi phạm trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó nổi lên tình trạng, các đối tượng từ trong nước móc nối với các đối tượng nước ngoài mang tính xuyên quốc gia. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các tỉnh biên giới, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam cần tăng cường các biện pháp, phối hợp, kịp thời ngăn chặn hoạt động này.
Từ các vụ việc liên quan đến vận chuyển hàng cấm là ma túy, ngà voi, sừng tê giác, vẩy tê tê… có thể nhận thấy, các đối tượng thành lập doanh nghiệp “ma” câu kết với các doanh nghiệp trong nước và ở nước ngoài, dùng nhiều thủ đoạn đưa hàng cấm vào Việt Nam.
Qua điều tra xác minh, lực lượng chức năng phát hiện có vụ việc chỉ có một đối tượng nhưng đứng đằng sau “điều khiển” hàng chục doanh nghiệp, thậm chí thuê người đã có tiền án, tiền sự làm chủ.