Hà Nội sẽ không thiếu thịt lợn trong dịp Tết Canh Tý 2020

Thứ Hai, 30/12/2019, 19:47
Dự kiến tháng 1/2020, sản lượng lợn hơi đạt 23.520 tấn (nguồn của TP Hà Nội khoảng 14.600 tấn, nhập từ các tỉnh khoảng 8.920 tấn), theo báo cáo của các tỉnh trong tháng 1/2020 có thể cung cấp cho Hà Nội khoảng 43.000 tấn thịt lợn (tăng 80% so với nhu cầu nhập từ các tỉnh). Do đó nguồn cung đáp ứng nhu cầu tháng Tết

Tại hội nghị “Bàn các giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm nông sản thực phẩm khác phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2020” do Sở Công thương Hà Nội phối hợp Sở NN&PTNT, đại diện UBND TP. Hà Nội tổ chức chiều 30-12, bà Trần Thị Phương Lan, PGĐ Sở Công thương Hà Nội cho biết, nhu cầu mặt hàng thịt lợn của Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 khoảng 44.600 tấn (dự tính trong 2 tháng). 

Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, Sở NN&PTNT cung cấp, đối với sản lượng lợn hơi trong IV/2019 cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

 “Dự kiến tháng 1/2020, sản lượng lợn hơi đạt 23.520 tấn (nguồn của TP Hà Nội khoảng 14.600 tấn, nhập từ các tỉnh khoảng 8.920 tấn), theo báo cáo của các tỉnh trong tháng 1/2020 có thể cung cấp cho Hà Nội khoảng 43.000 tấn thịt lợn (tăng 80% so với nhu cầu nhập từ các tỉnh). Do đó nguồn cung đáp ứng nhu cầu tháng Tết.” Bà Lan cho hay.

Bà Trần Thị Phương Lan, PGĐ Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhu cầu mặt hàng thịt lợn của Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 khoảng 44.600 tấn (dự tính trong 2 tháng). 

Về giá thịt lợn trong dịp Tết, theo bà Lan, một số doanh nghiệp phân phối đang đồng hành cũng TP Hà Nội để bình ổn giá. 

Đối với nguồn nhập khẩu tại Hà Nội, 11 tháng 2019, nhập khẩu thịt lợn qua hải quan Hà Nội đạt 64,44 kg. Tháng 12/2019 không có thịt lợn nhập khẩu qua Hải quan Hà Nội.

Bà Trần Thị Phương Lan cũng khuyến cáo người chăn nuôi giữ lợn thịt chờ giá vì khi lợn nuôi quá lứa hệ số chuyển đổi kinh tế thấp đi. Đặc biệt, nếu ai cũng găm hàng, sẽ đến một lúc nào đó tất cả đều đổ ra thị trường thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ. 

Do vậy, các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn tổ chức chăn nuôi tái đàn lợn thận trọng, giảm nguy cơ tái phát dịch bệnh; tổ chức chăn nuôi, xuất đúng lứa, không găm hàng để cung ứng cho thị trường; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về nguồn cung và giá mặt hàng lợn thịt để đơn vị chăn nuôi, giết mổ, phân phối và tiêu dùng biết, tránh hiện tượng găm hàng, thổi giá lên cao bất thường.


Lưu Hiệp
.
.
.