Đảm bảo bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết
- Yêu cầu tăng cường cung cấp lương thực, bình ổn thị trường
- Cân đối nguồn cung thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường
Đồng thời, các DN cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hơn để san sẻ khó khăn với NTD...
Chị Nguyễn Thị Sáu, tiểu thương ngành hàng thực phẩm khô ở chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh) cho biết: Thông thường cuối năm, nhu cầu cần vốn để chuẩn bị nguồn hàng Tết của tiểu thương rất lớn, nên năm nào cũng có ngân hàng gọi điện đến để hỗ trợ tiểu thương vay vốn ưu đãi, tránh vay nóng bên ngoài. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng dịch, nhiều quầy sạp chịu không nổi đã đóng cửa, số còn lại cố bám trụ phần lớn là chủ sạp không phải chịu phí mặt bằng.
Người dân chọn mua sắm tại quầy hàng rau, củ, quả trong siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN. |
Trong khi nhiều chợ truyền thống, các tiểu thương còn dè dặt trong việc nhập hàng về bán, thì ngược lại nhiều DN sản xuất, các hệ thống siêu thị đang tăng tốc để chuẩn bị kịp nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết. Điển hình, Công ty Phú Hồng Thành chuẩn bị đưa ra thị trường Tết bộ quà tặng “Phúc Lộc Sơn Hà” gồm các sản phẩm chế biến từ nhân sâm Hàn Quốc, nhung hươu Hương Sơn, Hà Tĩnh, yến sào Hồng Tuyết Linh để đáp ứng nhu cầu biếu, tặng dịp Tết 2021 của NTD.
Ông Nguyễn Viết Hồng – Giám đốc điều hành Công ty Phú Hồng Thành cho biết: “Trong năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều người hiểu rõ hơn tầm quan trọng không gì có thể thay thế được của sức khoẻ. Vì vậy, xu hướng tặng quà Tết năm nay được nhắm đến những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp nâng cao thể lực và bộ sản phẩm “Phúc Lộc Sơn Hà” đã đáp ứng nhu cầu này”.
Hàng Tết lên siêu thị từ rất sớm. |
Tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng..., các nhà bán lẻ cũng đã nhộn nhịp đưa hàng phục vụ Tết của DN lên kệ. Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết: “Do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa, nên Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa Tết từ rất sớm. Saigon Co.op đã phối hợp với các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp chuẩn bị kế hoạch tăng cường lượng hàng thiết yếu lên từ 2 lần nhằm chủ động nguồn cung dự trữ điều tiết giá hàng hóa Tết. Đồng thời để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đơn vị cũng đã có kế hoạch tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên từ 5 đến 10 lần so với tháng kinh doanh thông thường, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm Tết”.
Đến nay, Saigon Co.op đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỉ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, đã xây dựng kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021. Theo đó, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh chủ yếu từ 3 nguồn: Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (chiếm tư â30% - 40% thị phần), các chợ đầu mối (chiếm 60% - 70%) và các DN khác (chiếm 10% - 20%).
Các DN chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng hàng hóa cho 2 tháng Tết là 19.679,7 tỉ đồng (tăng 3,43% so với nguồn vốn chuẩn bị Tết CanhTý 2020). Nhiều nhómhàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% - 54,5% nhu cầu thị trường như: Thịt gia cầm 7.488,2 tấn, trứng gia cầm 67,9 triệu quả, thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn, thịt gia súc 5.594,4 tấn, dầu ăn 1.671,8 tấn, gạo 3.943,2 tấn... Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, việc chuẩn bị hàng Tết căn cứ vào sức mua của cùng kỳ năm trước cũng như quy mô thị trường, do đó lượng hàng Tết cần chuẩn bị tăng so với kế hoạch TP Hồ Chí Minh giao 4,4% - 17,3%, đề phòng thiếu hụt do sức mua tăng đột biến. Hiện, công tác chuẩn bị hàng Tết đang được các DN thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ.