IS phá tan thành phố cổ đại Palmyra
- Bảo tồn di sản bị IS phá hủy bằng công nghệ 3D
- Cảnh báo việc IS phá hủy nhiều công trình lịch sử
- IS phá hủy ngôi đền 2.000 tuổi nằm ở Syria
Khải hoàn môn với 1800 năm tuổi tại Palmyra là một phần trong đế chế La Mã. |
Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại London thì vụ hành quyết này diễn ra trong lòng thành phố cổ, nơi đã bị Nhà nước Hồi giáo (IS) nắm quyền kiểm soát từ tháng 5/2015. Tổ chức về quyền con người này đang thu thập tài liệu về việc vi phạm nhân quyền tại Syria. Không có nhiều chi tiết về vụ hành quyết này như tên của 3 người đàn ông hay họ bị buộc tội gì.
Đền Baalshamin - một trong 2 ngôi đền có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại Palmyra đã bị IS phá hủy. |
Trong một vụ hành quyết gần đây, IS đã dùng xe tăng cán qua người một binh sỹ Syria. Một số trường hợp, người bị xử tử bị bắt phải tự đào mộ cho mình bằng tay không trước khi bị hành quyết.
IS đã chiếm một phần lớn đất đai ở cả 2 quốc gia Irag và Syria trong một nỗ lực tạo ra một chính phủ và ở những nơi chúng chiếm đóng, ISIS áp đặt luật Hồi giáo Sharia vô cùng khắc nghiệt.
Nét kiến trúc bên trong ngôi đền Baal bị đốt phá nham nhở. |
Các chiến binh thánh chiến IS đã chiếm quyền kiểm soát Palmyra, một di sản thế giới được UNESCO công nhận và cả những vùng xung quanh từ tay quân chính phủ Syria vào ngày 20/5. Kể từ đó, các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã chặt đầu những chuyên gia cổ vật, những người chăm lo cho khu di tích và bảo tồn những nét đẹp kiến trúc có một không hai tại đây.
Hồi tháng 8, ISIS đã san bằng 2 ngôi đền có ý nghĩa văn hóa vô cùng lớn là Đền Bel và Đền Baalshamin, việc này đã khiến dư luận phẫn nộ và lên án trên khắp thế giới.
The Arch of Triumph hay Khải Hoàn Môn gồm một cổng vòm lớn chính giữa và 2 cổng vòm nhỏ 2 bên, một biểu tượng tại Palmyra đã bị quân IS đánh sập hoàn toàn.
Palmyra, thành phố nằm phía Đông Bắc Damascus được biết đến như “cô dâu của sa mạc” bởi những nét kiến trúc tuyệt đẹp cùng với nó là bề dày lịch sử bởi nơi đây gắn liền với tuyến đường thương mại từng nối Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc với đế chế La Mã.