Pháp nỗ lực giải quyết khủng hoảng “Áo gilê vàng”

Chủ Nhật, 16/12/2018, 08:30
Thông qua mạng xã hội Facebook, hơn 10.000 người đã đăng ký tham gia một cuộc đại biểu tình do phong trào “Áo gilê vàng” khởi xướng vào ngày 15-12 đòi Tổng thống Macron từ chức. 

Những người tổ chức, tập hợp khoảng 15 nhóm, đã vạch ra danh sách các yêu cầu của họ đăng trên Facebook và khẳng định sẽ tiếp tục hành động chống đối Tổng thống Emmanuel Macron cho đến khi các yêu cầu được đáp ứng.

“Tổ chức của chúng tôi ủng hộ yêu cầu về thuế và bình đẳng xã hội do phong trào “Áo gilê vàng” kiến nghị. Hành động biểu tình tương tự được cho là diễn ra tại các thành phố khác trên cả nước. Cảnh sát trưởng Paris Michel Delpuech cho biết hàng chục nghìn cảnh sát sẽ được triển khai trên khắp nước Pháp, và có 8.000 nhân viên an ninh có mặt tại thủ đô Paris.

“Chúng tôi phải chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất”, ông Michel chia sẻ. 

Theo lời vị cảnh sát trưởng, giới chức đang hướng tới mục tiêu “kiểm soát tình hình tốt hơn” tuần trước. Trong đợt biểu tình thứ 4 bùng phát cuối tuần trước, hơn 125.000 người đã đổ ra đường biểu tình trên toàn nước Pháp, trong đó tại Paris là 10.000 người. 

Các cuộc biểu tình bạo loạn dẫn tới nhiều vụ xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Cảnh sát chống bạo động buộc phải dùng hơi cay và vòi rồng đáp trả lại nhóm người biểu tình đốt xe, đập phá cửa hàng. Hơn 260 người bị thương và khoảng 1.700 bị bắt giữ trong đợt biểu tình thứ ba.

Những người “Áo gilê vàng” phản đối chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Paris, Pháp.

Cho tới nay, hơn 1.500 sự kiện có liên quan tới phong trào “Áo gilê vàng” được kêu gọi qua Facebook và tổ chức theo quy mô địa phương, thu hút tới gần ¼ dân số Pháp. 

Nhà báo Leonid Bershidsky viết trên trang mạng của Bloomberg rằng, việc Facebook cho phép những bài đăng của các tổ chức và các nhóm xuất hiện trên News Feed (mục tin tức nổi bật) có thể là nguyên nhân khiến các cuộc biểu tình lan rộng hơn. 

Sự nổi lên của những người đứng đầu các nhóm được thành lập trên Facebook như một gương mặt đại diện hay người phát ngôn cho một tập thể và phong trào không phải là một quá trình dân chủ. Không giống ông Macron và các nhà lập pháp, những người này không được bầu chọn công khai.

Trong bài viết trên tờ Liberation, nhà báo Vincent Glad cho rằng, những thay đổi gần đây trong thuật toán của Facebook, ưu tiên nội dung được các nhóm đăng tải hơn là từ các trang tin tức, kể cả của các hãng truyền thông truyền thống, đã tạo ra một công cụ có thể kích động những người biểu tình.

Ông Glad: “Quản trị viên các nhóm trên Facebook, với đặc quyền vừa được Mark Zuckerberg trao tặng, là những người trung gian. Họ trỗi dậy trong bối cảnh uy tín và ảnh hưởng của các liên đoàn lao động, các hiệp hội và các chính đảng bị xói mòn”. 

Kết quả là, theo bình luận của nhà báo John Lichfield trên báo The Guardian, một làn sóng bất ổn nổ ra với rất nhiều điều chưa từng có tiền lệ.

Điều này có thể thấy rõ qua những diễn biến của phong trào “Áo gilê vàng”. Một quyết định chính trị đã được đưa ra và được thảo luận trên Facebook. Một nhóm nhỏ thảo luận nội bộ. Những thuật toán và các phương tiện chia sẻ trực tuyến đã đẩy các bài đăng lên phần nội dung nổi bật và thu hút nhiều người tương tác. 

Tất nhiên, người ta không có đủ bằng chứng để cáo buộc Facebook tiếp tay cho “Áo gilê vàng” song những gì diễn ra hồi cuối tuần qua khá giống với nhiều làn sóng dân túy đầy giận dữ mà chúng ta từng chứng kiến trên thế giới - những cuộc biểu tình bạo lực và nhiều phong trào được tổ chức qua mạng xã hội.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Lemaire cảnh báo trong chuyến thăm một khu phố bị đập phá ở thủ đô rằng tình hình rối loạn do phong trào “Áo gilê vàng” gây ra từ một tháng nay không còn là “khủng hoảng xã hội” mà là một “tai họa” đối với nền kinh tế, đất nước và người dân Pháp. 

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra lúc này là Tổng thống Emmanuel Macron sẽ thông báo những biện pháp mới nào để đối phó với cuộc khủng hoảng xã hội này? Mọi cặp mắt hiện giờ đều hướng về Điện Elysée. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã lên tiếng kêu gọi nối lại đối thoại và cho biết Tổng thống Macron sẽ phát biểu để thông báo các biện pháp giúp tái lập đoàn kết dân tộc. 

Thủ tướng Pháp nói: “Không nên đề ra bất kỳ loại thuế nào có thể gây nguy hại cho sự đoàn kết dân tộc. Chúng ta phải xây dựng lại sự đoàn kết đó thông qua đối thoại, làm việc và hợp tác cùng nhau”.

Hình ảnh nước Pháp trong những ngày thứ Bảy vừa qua là những bãi chiến trường với khói hơi cay mù mịt trên đại lộ Champs-Elysées. Thị trưởng thành phố Paris Anne Hidalgo lấy làm tiếc vì tình trạng hỗn loạn đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và hình ảnh của thủ đô.

Nhiều người “Áo gilê vàng” đã tỏ ra bất bình và chống lại những hành động đốt phá này. Ở các thành phố nhỏ, từng nhóm “Áo gilê vàng” biểu tình ôn hoà trên các giao điểm. Tuy nhiên, nhiều vụ đốt phá và xung đột với cảnh sát được nghi nhận ở một số thành phố lớn như Marseilles, Toulouse, Bordeaux, Nantes, dù số người tham gia chỉ từ vài trăm cho đến 2.000-3.000 người. 

Tại Lyon, lễ hội ánh sáng nghệ thuật hàng năm diễn ra trong không khí căng thẳng vì có hàng nghìn người “Áo gilê vàng” trà trộn vào khán giả và du khách. Tổng cộng có 1.700 người biểu tình bị câu lưu và trong số này có 1.220 người bị tạm giam chờ quyết định của tư pháp, 179 người bị thương, trong số này có 17 nhân viên công lực. 

Câu hỏi đặt ra là sau các cuộc biểu tình của những người “Áo gilê vàng” và những nhượng bộ đầu tiên của chính phủ là ngừng tăng thuế xăng dầu, thuế chống khí gây ô nhiễm, Tổng thống Pháp sẽ có quyết định gì để xoa dịu phe “Áo gilê vàng”? 

Lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất đòi giải tán Quốc hội, tổ chức bầu cử trước nhiệm kỳ. Chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia yêu cầu Tổng thống “phải có giải pháp mạnh để xoa dịu tiến tới giải quyết triệt để tình trạng này?

K.H (tổng hợp)
.
.
.