Ngán Triều Tiên, Nhật Bản vội vàng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa

Thứ Sáu, 29/07/2016, 10:27
Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 chậm nhất là vào năm 2019, tức trước thời điểm diễn ra Olympic Tokyo 2020. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, mục đích chính của việc này là nhằm đối phó với nguy cơ tên lửa đạn đạo từ CHDCND Triều Tiên.

 

Theo các nhà phân tích, hệ thống tên lửa này đã được lắp đặt gần 1 thập kỷ ở Nhật Bản nên việc nâng cấp nó sẽ gây chú ý của đông đảo dư luận quốc tế. Kế hoạch này của Nhật Bản có thể sẽ đánh dấu một cuộc đua chi tiêu ngân sách quốc phòng trong khu vực khi mà căng thẳng địa chính trị đang tiếp tục leo thang.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 được phát triển bởi 2 tập đoàn là Lockheed Martin và Raytheon. Tuy nhiên, lần này, chương trình nâng cấp mới sẽ do nhà thầu quốc phòng Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries thực hiện và sau khi được nâng cấp thì phạm vi hoạt động của các tên lửa trên hệ thống mới này sẽ lên tới 30km, gần gấp đôi phạm vi hoạt động của hệ thống hiện tại (19km).

Thành viên lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang đứng gác gần hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 ở trụ sở Bộ Quốc phòng tại Tokyo. Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia quân sự cho rằng, việc Nhật Bản nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 và Hàn Quốc –Mỹ thống nhất được việc lựa chọn địa điểm để đặt hệ thống Patriot PAC-3 tại Hàn Quốc vào năm 2018 sẽ khiến Bình Nhưỡng bực tức và có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hồi tháng 6 vừa qua, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm 2 quả tên lửa Musudan có khả năng bắn trúng mục tiêu cách 1.000km nhưng tên lửa này mới chỉ đi được 400km, tức là hơn nữa đường tới vùng biển phía Tây Nam Nhật Bản.

Chu Nguyễn (Theo Reuters)
.
.
.