Ngán S-400 của Nga, Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng không kích IS

Thứ Bảy, 28/11/2015, 21:53
Không quân Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngưng các cuộc không kích chống IS trên lãnh thổ Syria sau khi Nga triển khai hệ thống tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đến căn cứ Khmeimin.

Ngày 27-11, liên quân do Mỹ chỉ huy không tiến hành bất kỳ cuộc không kích nào ở Syria kể từ ngày 26-11, trong khi tiếp tục thực hiện 18 cuộc không kích chống IS ở Iraq.

Như tin đã đưa, ngày 24-11, một chiếc máy bay phản lực chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga đang thực hiện đánh bom các vị trí IS ở Syria. Moscow khẳng định Su-24 khi đó đang bay trên không phận Syria, còn F-16 vi phạm không phận Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố máy bay Nga đi qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và liên tục cảnh báo trước khi tấn công.

Hệ thống tên lửa S-400.
Cận cảnh hệ thống S-400 .
“Rồng lửa” S-400 khai hỏa diệt mục tiêu 

Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga quyết định tăng cường hệ thống phòng không ở căn cứ Khmeimin thuộc thành phố cảng Latakia ở Syria.

Ngày hôm sau, ngày 25-11, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu tuyên bố triển khai khẩn cấp hệ thống tên lửa S-400 đến Syria.

Theo các nguồn tin mở, S-400 có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu gồm: máy bay phản lực chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tên lửa hành trình với tốc độ lên đến 17.000 km/giờ, điểm mạnh của hệ thống là có thể trang bị tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa đạt tốc độ bay tối đa 25.200km/giờ.

S-400 đánh chính xác các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 4.00km và độ cao lên đến 27km (cao hơn các loại tên lửa mới nhất, bao gồm cả phương Tây sản xuất). Hệ thống này đủ để bao phủ ít nhất 75% lãnh thổ Syria cùng với không phận Lebanon, Cộng hòa Síp và một nửa lãnh thổ Israel và một phần rộng lớn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, người phát ngôn liên quân do Mỹ dẫn đầu khẳng định: “Sự thay đổi hay không có những cuộc không kích ở Syria phản ánh sự biến thiên và thế cục cuộc chiến”. Đồng thời khẳng định liên quân sẽ tiếp tục không kích vào thời gian và địa điểm cần tiêu diệt, dành nhiều thời gian để nghiên cứu mục tiêu và giảm thiểu tối đa thương vong cho thường dân”.

Phạm Trúc
.
.
.