Nam Sudan: Xung đột tại thủ đô, gần 300 người thiệt mạng
- Binh sĩ Nam Sudan được trả công bằng việc cưỡng bức phụ nữ?
- Chính phủ Nam Sudan bác bỏ thông tin binh lính và dân quân liên minh cưỡng hiếp dân thường
Vào ngày 9-7, thành phố Juba đã tạm thời im ắng sau 2 ngày súng nổ. Tuy nhiên vào ngày 10-7, nhân chứng cho biết tiếng súng lại vang lên tại quận Gudele và Jebel nơi có doanh trại của lực lượng trung thành với ông Machar.
Cuộc họp báo tại phủ Tổng thống Nam Sudan có sự góp mặt của Tổng thống Salva Kiir (ở giữa),và ông Riek Machar (trái). |
"Trong khoảng 30 đến 40 phút, chúng tôi nghe thấy âm thanh của pháo hạng nặng từ khu vực Jebel", một nhân viên phụ tá có trụ sở tại Juba người không muốn nêu tên nói với Reuters.
Bạo lực bùng phát tại Nam Sudan có thể làm mất đi sự ổn định mong manh của đất nước này sau 2 năm nội chiến từ năm 2013. Cuộc nội chiến có nguyên nhân từ việc Tổng thống Kiir sa thải phó Tổng thống Machar.
Cả tổng thống Kirr và ông Machar đều đại diện cho các bộ lạc lớn tại đất nước này. Một thỏa thuận ngừng bắn được thiệt lập vào tháng 8-2016 nhưng cả hai ông Kiir and Machar đều chưa giải giáp lực lượng của mình
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết hôm 8-7 rằng vụ bạo lực mới nhất này là biểu hiện sự thiếu cam kết với tiến trình hòa bình của các bên và kêu gọi các nhà lãnh đạo của Nam Sudan kết thúc xung đột, kỷ luật các nhà lãnh đạo quân sự và làm việc với nhau để thực hiện các thỏa thuận hòa bình.