NATO - Nga họp bàn về tình hình quân sự tại Đông Âu

Thứ Sáu, 31/03/2017, 09:35
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg mới đây cho biết đã báo cáo đầy đủ với Nga về tình hình quân sự mà khối này đang triển khai tới Đông Âu.


RT hôm 31-3 dẫn lời Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg sau cuộc họp cấp đại sứ Hội đồng Nga-NATO tại Brussels cho biết khối này và Moscow đã đạt bước tiến lớn trong đối thoại thông qua việc trao đổi thông tin về tình hình quân sự đang triển khai tại Đông Âu.

Ông Jens Stoltenberg cho biết đại sứ các nước đồng minh và người đồng cấp Nga đã đề cập chủ yếu đến các hoạt động quân sự tại Đông Âu với mong muốn tạo sự minh bạch và giảm thiểu các nguy cơ xảy ra xung đột.

NATO - Nga họp bàn về tình hình quân sự tại Đông Âu. Ảnh: RT

Tại cuộc họp lần này, Nga cũng rất thiện chí đưa ra một báo cáo về 3 sư đoàn mới được triển khai tại Quân khu miền Tây Nga.

Với mối quan hệ ở mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine và bất đồng trong các hoạt động quân sự hay cứu trợ tại Syria, việc NATO cung cấp đầy đủ thông tin cho Nga về các hoạt động quân sự trong khu vực được kì vọng mang lại một mối quan hệ êm ái hơn giữa hai bên.

Được biết, hoạt động của Hội đồng NATO-Nga từng đã bị đình chỉ từ năm 2014 và mới được mở lại từ tháng 4-2016 nhưng liên tiếp ghi nhận nhiều dấu hiệu xấu đi trong bối cảnh khối hiệp ước quân sự lớn nhất thế giới triển khai hàng loạt binh lính và khí tài quân sự đến các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, ngay sát với biên giới Nga.

Để giải thích về sự việc với Nga, các đồng minh Mỹ tại NATO đặc biệt là Đức, đã xúc tiến cuộc họp với Đại sứ Grushko để giải thích lý do tại sao họ đang triển khai. 

Theo đó khẳng định, những động thái trên là khiêm tốn với khoảng 330 ngàn binh sĩ mà khối này cho là Nga đã triển khai tại phía Tây từ tháng 5-2016 và chỉ nhằm mục đích duy nhất là phòng thủ.

Nga, để đáp trả, đã triển khai hàng loạt vũ khí chiến lược đến vùng lãnh thổ Kaliningrad ngay sát biên giới một số nước như Ba Lan, Lithuanna nhằm nắn gân NATO cũng như bày tỏ quan ngại với việc khối này liên tiếp xây dựng căn cứ xây dựng cạnh biên giới.

Phùng Nguyễn
.
.
.