Cựu tổng thống Park Geun Hye bị còng tay trong phiên tòa lịch sử

Thứ Ba, 23/05/2017, 11:15

Một tòa án ở Seoul hôm 23-5 đã bắt đầu phiên xét xử lịch sử đối với cựu Tổng thống Park Geun Hye vì hành vi tham nhũng liên quan đến người bạn thân lâu năm và các trợ lý.

Bà Park bị còng 2 tay và mặc bộ đồ trại giam màu xanh dương, bị các cán bộ cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn vào Tòa án Tối cao Khu vực Seoul. Đây là lần đầu tiên bà xuất hiện trước công chúng kể từ thời điểm bị tạm giam vào ngày 31-3.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra quyết quyết định phế truất  Park vào ngày 10-3, bà bị kết tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực và để lộ bí mật nhà nước vào tháng 4.

Cảnh sát Hỗ trợ Tư pháp dẫn bà Park vào Tòa án Tối cao Khu vực Seoul

Phiên xử đầu tiên bắt đầu vào lúc 8 giờ (Hà Nội) sáng 23-5, được điều hành bởi Hội đồng Bồi thẩm gồm 3 thẩm phán, do Thẩm phán Kim Se Yun làm chủ tọa, vị thẩm phán cũng đã xét xử Choi Soon Sil, một người bạn của bà Park, tâm điểm vụ bê bối chính trị khiến cựu tổng thống phải rời bỏ văn phòng.

Một trong những tội danh nghiêm trọng nhất mà Park phải đối mặt là nhận hoặc nhận hối lộ khoảng 52 triệu USD từ 3 tập đoàn kinh tế gồm Samsung, Lotte và SK cho chính bản thân bà hoặc người bạn “đáng ghê sợ” Choi Soon Sil. Nếu bị kết án, cựu Tổng thống sẽ phải ở tù 10 năm, thậm chí chung thân.

Choi và Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong Bin cũng phải trình tòa trong phiên xử cùng với cựu lãnh đạo. Phiên xử đối với chủ tịch kế nhiệm Samsung Lee Jae Yong đã diễn ra sau khi ông ta bị truy tố vào tháng 2.

Các tội danh nghiêm trọng khác mà Park phải đối mặt bao gồm: tạo và quản lý một danh sách không có thực các nghệ sĩ được coi là phê bình chính phủ và gây sức ép cho nhiều doanh nghiệp phải quyên góp hàng trăm ngàn USD cho 2 quỹ do Choi điều hành.

Các kiểm sát viên cũng nghi ngờ cựu Tổng thống gây sức ép cho nhiều công ty phải ký hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp của Choi.

Trong 2 phiên sơ thẩm được tổ chức tại Tòa án Tối cao Khu vực Seoul, các luật sư bảo vệ bà Park từ chối mọi truy tố chống lại bà. Cựu tổng thống không xuất hiện tại các phiên xử đó vì không bắt buộc.

Phạm Trúc
.
.
.