Cơ hội hiếm hoi để dân tộc Cao Ly quyết định vận mệnh

Thứ Sáu, 27/04/2018, 11:10

Hội nghị thượng đỉnh hôm nay không hoàn toàn xóa bỏ tất cả hành trang lịch sử cùng một lúc, nhưng chắc chắn rằng dân tộc Cao Ly có quyền tự quyết định vận mệnh và tương lai...

Không chỉ dân tộc Triều Tiên, nhân loại có không ít quốc gia, dân tộc từng là nạn nhân của chiến tranh do ý thức hệ, do sự thao túng, toan tính của một số nước lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Triều Tiên bị chia cắt. Sự chia cắt đó đã đẩy dân tộc này như cùng sinh ra như cặp song sinh dính liền, nhưng cuộc sống phải phụ thuộc vào quyết định sống còn của người khác.

Thật vậy, điều đó bùng nổ trong cuộc chiến Triều Tiên xảy ra từ năm 1950-1953, hàng triệu người dân Cao Ly đã thiệt mạng trong một cuộc xung đột phi lý, hậu quả làm cho hai miền Bắc-Nam bán đảo Triều Tiên trở thành kẻ thù của nhau.

Cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên vào sáng 27-4 khởi động cho hội nghị thượng định với hy vọng đem lại hòa bình cho bán đảo. Ảnh: AP

Thế rồi, 70 năm dài đằng đẵng đã có nhiều lời kêu gọi xích lại gần nhau trở thành bế tắc, có lúc cả hai miền đứng mấp mé miếng hố “chiến tranh hạt nhân”. Bây giờ, hội nghị thượng đỉnh tại làng đình chiến Panmunjom chính là cơ hội nổi lên đầu tiên để dân tộc Cao Ly thực hiện quyền tự quyết.

Sự thật, vẫn còn rất nhiều hoài nghi. Tuy nhiên, phần lớn người dân hai miền bán đảo đều ủng hộ hội nghị thượng đỉnh và hy vọng các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt về hòa giải dân tộc.

Trọng tâm nằm ở quyết định của Tổng thống Moon Jae-in Hàn Quốc và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên  Kim Jong-un. Ông Moon đã có những bước đi ôn hòa và đầy tích cực trong chính sách đối ngoại với miền Bắc kể từ khi lên nắm quyền. Trong khi đó, Chủ tịch Kim cam kết phi hạt nhân hóa, ngưng thử tên lửa và hạt nhân, một động thái làm tan băng quan hệ liên Triều sau hàng tháng căng thẳng vì hàng loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo, tạo nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh.

Hàng loạt sự kiện siêu thực đã diễn ra, khiến bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên dần ấm lên. Miền Bắc cử em gái lãnh đạo Kim, bà Kim Yo-jong đến thăm miền Nam trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông ở PyongChang, Bình Nhưỡng cùng thành lập một đội khúc côn cầu nữ chung với Seoul, như một biểu tưởng hòa hợp.

Sau đó, Tổng thống Moon nhanh chóng cử đặc phái viên đến thăm Bình Nhưỡng như một động thái đáp lễ đầy tôn trọng đối với chuyến thăm của bà Kim Yo-jong, đặc phái viên Chủ tịch Kim. Sau đó, đặc phái viên của Tổng thống Moon, bao gồm cố vấn an ninh tối cao và giám đốc tinh Cơ quan Tình báo quốc gia trở về với tin tức đáng kinh ngạc, CHDCND Triều Tiên cam kết phi hạt nhân, sẵn sàng đàm phán cấp cao với Mỹ và Hàn Quốc nhằm xây dựng một bán đảo Triều Tiên hòa bình và thịnh vượng lâu dài.

Thay vì chiến tranh, được dự đoán nhiều sau Thế vận hội mùa Đông ở PyeongChang, cơ hội để toàn thể dân tộc Cao Ly giải thoát khỏi tình trạng bế tắc kéo dài 70 năm qua tưởng chừng như chưa bao giờ kết thúc nổi lên.

Tổng thống Moon đã tặng cho người đồng cấp Mỹ Donald Trump sự kiện đầy bất ngờ này. Ông Trump chớp lấy cơ hội và củng cố uy tín của Mỹ trên trường quốc tế. Nhưng toàn thế giới cũng biết rằng, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cũng đóng vai trò là một đối tác hoàn hảo đối với ông Moon trong vũ điệu tango chính trị. 

Thậm chí, khi hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra, một số tờ báo Hàn Quốc còn trân trọng đề nghị Ủy ban giải Nobel quốc tế nên trao tặng giải Hòa bình cho Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim và Tổng thống Hàn Quốc nếu hội nghị đạt được kết quả như mong đợi: Bình Nhưỡng chính thức phi hạt nhân hóa.

Trong khi đó, các đảng phái chính trị Hàn Quốc đã hoan nghênh sự khởi động của hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo miền Nam và miền Bắc, lên tiếng hy vọng về những bước đi hướng đến hòa bình trên bán đảo. Đảng Dân chủ cầm quyền (DP) cho biết họ hy vọng “thành công lớn” từ hội nghị sẽ giúp đem lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in cùng duyệt đội danh dự. Ảnh: Korea Times

“Thỏa thuận từng đạt được tại 2 hội nghị thượng đỉnh trong quá khứ chưa từng được thực hiện đầy đủ”, người phát ngôn DP Park Beom-kye cho biết. “Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào thứ Sáu (27-4) sẽ tạo tiền đề cho một cuộc họp tiếp theo giữa lãnh đạo CHDCND Triều Tiên và Mỹ, chúng tôi dự đoán một kết quả lạc quan sẽ dẫn đến sự ổn định hòa bình và tăng trưởng bên vững giữa Seoul và Bình Nhưỡng”, ông cho biết thêm.

Các đảng đối lập cũng bày tỏ lạc quan trong khi kêu gọi Tổng thống Moon cần đạt được một thỏa thuận chắc chắn với Chủ tịch Kim về nỗ lực hướng đến phi hạt nhân hóa.

“Mục tiêu duy nhất tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử với miền Bắc là đảm bảo Chủ tịch Kim Jong-un thức hiện lới phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có văn bản chính thứ. Đó là cách duy nhất đem ngăn chặn chiến tranh và đem lại hòa bình”, ông Yoo Seung-min, đồng chủ tịch Đảng Bareunmirae cho biết trong một cuộc họp hội đồng tối cao.

Đảng Dân chủ và Hòa bình hoan nghênh hội nghị, hứa hẹn ủng hộ mọi thủ tục pháp lý cần thiết dành cho kế hoạch của chính phủ sau hội nghị.

Đảng Công lý Tiến bộ cho biết: “Đây là ngày đâu tiên toàn thể dân tộc chúng ta bước vào kỷ nguyên hòa bình trên bán đảo”, nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh không thể được gọi là thành công trừ khi nó đề cập đến phi hạt nhân hóa ở Bình Nhưỡng;

“Đảng của chúng tôi hy vọng rằng hai nhà lãnh đạo sẽ mở ra những cánh cửa mới cho hòa bình bằng cách loại bỏ vũ khí hạt nhân”, theo một tuyên bố của đảng này.

Hội nghị thượng đỉnh hôm nay không hoàn toàn xóa bỏ tất cả hành trang lịch sử cùng một lúc, nhưng chắc chắn rằng dân tộc Cao Ly có quyền tự quyết định vận mệnh và tương lai, bởi vì “một giọt máu đào, hơn ao nước lã”.

Phạm Trúc
.
.
.