Bóng tối sau vụ sạt lở mỏ ngọc Myanmar làm gần 100 người chết

Thứ Hai, 23/11/2015, 09:01
Đã có hơn 100 người chết vì sạt lở đất ở một mỏ ngọc thuộc bang Kachin, Myanmar.

Các đội cứu hộ hiện vẫn đang cố gắng hết sức để tìm kiếm hàng chục nạn nhân còn mất tích. Khu vực xảy ra tai nạn là nơi có trữ lượng ngọc bích cao nhất thế giới, có giá trị hàng tỷ USD, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết hầu hết lợi nhuận đổ vào túi cá nhân và doanh  nghiệp có quan hệ với các cựu sĩ quan quân đội Myanmar. Nên địa phương vẫn thuộc diện nghèo nhất quốc gia Đông Nam Á, đường xá có nhiều ổ voi, ổ gà bụi bặm và cắt điện thường xuyên.

 “Chúng tôi đã tìm thấy 79 thi thể vào ngày 21/11 và hôm nay tổng số người chết lên đến gần 100 người”, ông Nilar Myint một quan chức chính hạt Hpakant, bang Kachin cho biết.  Theo ông, hy vọng sống sót dành cho các nạn nhân đang  mất tích là rất mong manh.

Quan chức này cho biết thêm một chỉ có một người đang còn sống được kéo ra khỏi đống đất nhưng đã tử vong ngay sau đó. “Mọi người gào khóc thảm thiết. Tôi nghe nói có hơn 100 người thiệt mạng. Có một số trường hợp, cả nhà tử vong”, ông Brang Seng, doanh nhân kinh doanh ngọc kể, ông cho biết thêm nhiều tảng đá tách rời khỏi những mô đất yếu gây ra vụ sạt lở kinh hoàng.

Ông Lamai Gum Ja, một trưởng bản cho biết những ngôi nhà dựng trên khu đất thải của mỏ ngọc đã bị san phẳng.

Ngoài số người chết, ông ước tính có khoảng 100-200 người đang mất tích. Có ít nhất 10 người bỏ mạng vì sạt lở đất cũng ở mỏ ngọc Hpakan vào đầu năm nay.

Ngành thương mại ngọc của Myanmar, có giá trị 31 tỷ USD năm 2014, chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia Đông Nam Á, nhưng đây cũng là một ngành công nghiệp từ lâu đã gây ra những hệ lụy như: Tai nạn lao động và tham nhũng.

Báo cáo của Chứng nhân Toàn cầu (Global Witness), một tổ chức chống tham nhũng quốc tế có trụ sở tại Anh đã phơi bày mọi góc khuất tham nhũng, đồng thời chỉ rõ tài nguyên bị đánh cắp ở Myanmar.

“Thương mại ngọc của Myanmar có thể là vấn nạn ăn trộm tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Hàng chục tỷ USD nằm trong tay phe phái vũ trang, các doanh nghiệp quân đội và trùm buôn ma túy...” – báo cáo khẳng định.

Được thúc đẩy bởi nhu cầu cao từ tầng lớp trung lưu Trung Quốc mới nổi, những mỏ đá ngọc bích lớn nhất Myanmar nằm ở tỉnh Kachin thuộc miền Bắc bị chiến tranh tàn phá tan hoang, từ lâu đã là nguồn gốc gây xung đột đẫm máu.

Các thành viên tầng lớp quân sự cùng đồng minh trước đây đã tranh giành với lực lượng nổi dậy để kiểm soát buôn lậu thạch lam vào quốc gia láng giếng Trung Quốc, khách hàng lớn của ngành thương mại ngọc bích Myanmar.  Bị mắc kẹt ở giữa là hàng ngàn thợ mở dân tộc thiểu số Kachin cùng gia đình của họ đã trở thành nạn nhân của đại dịch nghiện ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV. Họ phải làm việc cực nhọc ở những khu đất đầy nguy hiểm và thu nhập không ổn định. 

Phạm Trúc
.
.
.