Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác tăng cường năng lực Chính phủ điện tử
- Thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
- Kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ
- Tổng thống Donald Trump gửi thư chúc mừng 25 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Ngày 13/10, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cùng Quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Bradley Bessire và Bộ Trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tham dự lễ ký bản ghi nhớ giữa USAID và Văn phòng Chính phủ. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ này, USAID sẽ hỗ trợ Văn phòng Chính phủ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp liên ngành tại Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và tiếp tục phát triển hơn nữa Cổng Dịch vụ công Quốc gia, một nền tảng chính phủ điện tử nhằm cải thiện tiếp cận thông tin và đem lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp.
Tại Lễ ký kết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhận định Bản ghi nhớ là văn kiện quan trọng thể hiện sự nỗ lực, cam kết mạnh mẽ và mong muốn hợp tác của hai bên trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên, pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và Hoa Kỳ tham gia hoặc ký kết.
Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Văn phòng Chính phủ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đại sứ quán Hoa Kỳ, USAID tại Việt Nam trong triển khai các chương trình, dự án của USAID tại Việt Nam nói chung, Bản ghi nhớ này và dự án Thúc đẩy cải cách, nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin về việc cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công sang phương thức điện tử, phi giấy tờ. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ cắt giảm được 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.
Lễ ký kết diễn ra ngày 13/10 |
Các hệ thống thông tin quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam như Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được đưa vào vận hành đã giúp tiết kiệm tổng chi phí xã hội trên 8.500 tỷ đồng/năm.
Quan trọng hơn, các nền tảng này tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống hành chính, giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp; vừa tạo lực kéo, vừa tạo lực đẩy trong triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Bản ghi nhớ về hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử được ký ngày hôm nay là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt không ngừng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như củng cố cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hiện đại hóa quản trị công, cải cách thủ tục hành chính và phát triển chính phủ điện tử.”
Hỗ trợ của USAID cho nỗ lực tăng cường năng lực này bao gồm bốn hợp phần chính: Cập nhật các quy định liên quan đến triển khai thực hiện việc cung cấp dịch vụ công và xử lý hồ sơ trực tuyến; Hỗ trợ quản lý sự thay đổi của các cơ quan tổ chức nhằm cải thiện hoạt động cung cấp dịch vụ và thúc đẩy các chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả của Cổng Dịch vụ công Quốc gia: Cải thiện quy trình nghiệp vụ, thiết kế giao diện và trải nghiệm của người dùng Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hỗ trợ tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ tại các trung tâm một cửa, trong đó tập trung vào số hóa thủ tục hành chính và tiếp cận các kết quả số hoá thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong 15 năm qua, USAID đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng quy mô hoạt động, cải thiện môi trường kinh doanh, đào tạo các nhà lãnh đạo mới nổi, giảm thời gian và chi phí trong hoạt động thương mại và tăng cường khung thể chế và pháp lý cấp trung ương và địa phương để thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư n