Tìm giải pháp thu hút đầu tư logistics vào đồng bằng sông Cửu Long
- Ngưng cấp phép hoạt động dịch vụ logistics 100% vốn nước ngoài
- Dịch vụ logistics hàng hải: Hướng tới phát triển toàn diện
- Quản lý, khai thác chuỗi logistics tại cảng biển Việt Nam: Như người ngoài cuộc
Quy mô của các trung tâm logistics còn nhỏ (dưới 10 ha) và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành phố; chưa phát triển được đến quy mô phục vụ một ngành hoặc một vùng kinh tế có tiềm năng phát triển; dịch vụ được cung cấp của các trung tâm logistics còn hạn chế; tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics còn yếu, nhiều thủ tục liên quan đến hoạt động logistics còn chưa hợp lý; cơ sở hạ tầng phục vụ logistics còn nhỏ lẻ, manh mún; năng lực quản trị, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp logistics chưa bắt kịp với sự phát triển chung và đáp ứng yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các trung tâm chưa được đầu tư đồng bộ, lượng khách hàng có thể phục vụ được còn ít, quy mô và chất lượng dịch vụ hạn chế. Đặc biệt đến nay trong vùng chưa có trung tâm logistics hàng không, cảng biển chính thức theo quy hoạch của Quyết định 1012/TTg và được công bố quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chủ trì Hội nghị thu hút đầu tư logistics vào ĐBSCL. |
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tại hội nghị, thì tình hình phát triển các trung tâm logistics trên địa bàn cả nước với vùng ĐBSCL có những mặt đạt được, như: số lượng các trung tâm logistics ở nước ta đang có xu hướng tăng dần, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường; cơ sở vật chất của các trung tâm logistics ngày càng được đầu tư hiện đại, các dịch vụ cung cấp đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu là do các trung tâm logistics ở nước ta được đầu tư bởi các công ty có quy mô lớn, đặc biệt là một số trung tâm logistics được đầu tư xây dựng bởi các công ty liên doanh hoặc công ty vốn 100% của nước ngoài nên cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại; vị trí của các trung tâm logistics hiện có đều gần nguồn cung cấp, gần khu dân cư tập trung và có thể kết hợp được từ hai phương thức vận tải trở lên.
Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục hình thành và phát triển thêm các trung tâm logistics trên địa bàn cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh phát triển mới; cần có sự phân bố rộng khắp của các trung tâm logistics để đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân các tỉnh và vùng khác trên địa bàn cả nước; cần đầu tư mở rộng quy mô của các trung tâm logistics hiện có; sớm hình thành và phát triển các trung tâm logistics để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, góp phần tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các Bộ, ngành cơ quan tập trung triền khai kế hoạch hành động về nâng cao năng lực canh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025, định hướng đến 2030 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các địa phương đẩy mạnh thực hiện Quyết định 1012/QĐ-TTg về quy hoạch các trung tâm logistics; hoàn thiện các quy hoạch giao thông tại khu vực ĐBSCL để đẩy mạnh lưu thông trong khu vực và kết nối với Campuchia; đồng thời phối hợp với các tỉnh thành ĐBSCL thu hút đầu tư, kinh doanh logistics trong khu vực.
Cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương cần quán triệt tinh thần của Chính phủ về phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, xây dựng bộ máy hành chính phục vụ, liêm chính, hành động, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững; phải xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; các Bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT, cần tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách…tiếp tục tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ logistics….
Dịp này, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ phát triển logistics tại khu vực. Đồng thời, Tập đoàn Xi-măng Vissai và Công ty Thế giới Nhà đã ký kết một bản ghi nhớ họp tác đầu tư xây dựng trung tâm trung chuyển xi-măng với số vốn đầu tư 100 tỷ đồng tại KCN Hưng Phú I, TP Cần Thơ.