Biểu quyết nhất trí thông qua cơ chế đặc thù cho Hải Phòng
- Phân công chuẩn bị Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về thôi làm đại biểu Quốc hội với ông Võ Kim Cự
- Bức xúc đất đai chủ yếu do triển khai không đúng và lười đối thoại với dân
- Để hạ nhiệt những điểm nóng về đất đai
Theo cơ chế đặc thù này, Hải Phòng sẽ có 2 “ưu đãi” vượt trên quy định của luật. Thứ nhất là về mức dư nợ vay, Hải Phòng sẽ có dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi NSNN hàng năm được Quốc hội quyết định”, thay vì chỉ ở mức 30% như quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Nguyên nhân do nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng trong thời gian tới là rất lớn, nên mức khống chế 30% được cho là sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển theo định hướng của Đảng đối với Thành phố, chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Thẩm tra tờ trình Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cũng cho rằng nâng mức dư nợ vay lên 40% sẽ góp phần giúp Thành phố có thêm cơ hội và điều kiện trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Thường vụ Quốc hội đã quyết định để Hải Phòng hưởng cơ chế đặc thù như Đà Nẵng |
Ngoài ra, ngân sách Trung ương cũng sẽ bổ sung có mục tiêu cho TP 70% số tăng thu so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100%; nhưng không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện năm trước.
Theo ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng: Thu ngân sách của TP năm 2016 là 62.000 tỷ (năm nay dự kiến là 77.000 tỷ đồng), trong đó có 50.000 tỷ nộp về trung ương, TP để lại 17.000 tỷ. Tuy nhiên, riêng chi thường xuyên của TP đã chiếm hơn chục nghìn tỷ, nên chỉ còn vài nghìn tỷ đầu tư cho hạ tầng là rất eo hẹp. Sản lượng hàng hóa qua cảng Hải Phòng ngày càng tăng: Năm 2005 là 14 triệu tấn, đến 2016 là 82 triệu tấn và dự kiến năm 2017 sẽ là trên 90 triệu tấn. Hiện hạ tầng của TP thường xuyên quá tải về lượng hàng hóa qua quá nhiều.
Do đó, TP này có nguyện vọng có cơ chế đặc thù giống như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã được hưởng để tạo động lực mới cho phát triển, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách.
Mặc dù đồng ý với đề xuất của Chính phủ và nguyện vọng của Hải Phòng vì đã có chủ trương của Bộ Chính trị và Luật Ngân sách Nhà nước cũng mở cơ chế cho việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga vẫn đề nghị làm rõ xem còn có địa phương nào muốn xin “đặc thù”, và nếu địa phương nào cũng xin thì Luật Ngân sách nhà nước sẽ ra sao?
Phát biểu ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng Bộ Chính trị chỉ có Nghị quyết về 5 TP trực thuộc Trung ương thôi, và chính sách đặc thù theo Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước là vận dụng cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 3 TP đã được ghi trong Nghị quyết của Bộ Chính trị (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), ngoài ra không còn tỉnh nào khác. Ngoài ra, có thể có 2 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Vân Đồn và Phú Quốc), nhưng còn phải chờ Luật về đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.