Phát huy tinh thần tự lực, tự cường ở vùng kinh tế trong điểm miền Trung
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Triều Tiên
Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số Bộ ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển Vùng duyên hải miền Trung và Ban điều phối duyên hải miền Trung.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị giao ban Hội đồng Vùng KTTĐMT được tổ chức tại TP Huế vào chiều 15-2. |
Báo cáo với Thủ tướng, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng KTTĐMT nhiệm kỳ 2017-2018 cho biết, thực hiện Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13-10-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng đã chủ động rà soát các chương trình, dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt.
Vùng đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch. Nhờ vậy nên kinh tế, xã hội của các địa phương trong Vùng đạt được những kết quả nhất định, tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Bên cạnh đó, Vùng đã duy trì chương trình hợp tác phát triển về du lịch và triển khai xây dựng đề án cơ chế đặc thù phát triển du lịch miền Trung. Đặc biệt, đã thực hiện liên kết với các địa phương trong Vùng về khai thác, phát triển các tiềm năng du lịch. Đến nay đã hình thành các tour du lịch như “Con đường di sản miền Trung”, “Ba địa phương một điểm đến” và tiếp tục hợp tác xây dựng tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông – Tây...
Hội nghị giao ban Vùng KTTĐMT thu hút sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một số Bộ, ngành Trung ương. |
Nhằm tạo đột phá phát triển Vùng KTTĐMT nói riêng, toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên (19 tỉnh, thành phố) nói chung, tại hội nghị, Hội đồng Vùng KTTĐMT đã kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, giải quyết một số nội dung chính như: Cho phép nghiên cứu xây dựng quy chế điều phối, liên kết Vùng duyên hải miền Trung; định hướng nội dung quy hoạch “xây dựng thành phố biển” trong Vùng; cần ưu tiên nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng du lịch, trong đó tập trung các dự án mang tính kết nối như nâng cấp, hoàn thiện tuyến đường sắt Bắc-Nam; xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao qua vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; hoàn thiện dự án đường cao tốc La Sơn - Túy Loan.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng KTTĐMT báo cáo tại hội nghị. |
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển Vùng KTTĐMT. |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐMT trong thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng, các tỉnh trong Vùng có lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông, đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không; tốc độ đô thị hóa rất nhanh so với mặt bằng cả nước. Vì thế, các tỉnh, thành phố trong Vùng cần phát huy hơn nữa thần tự lực, tự cường bằng nguồn lực và lợi thế sẵn có của mình; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng cũng cần phải thay đổi tư duy phát triển, đánh giá đúng mức xem địa phương mình đang ở đâu để có niềm tin vươn lên.
Theo Thủ tướng, miền Trung không chỉ phát triển du lịch mà cần phải chú trọng phát triển công nghiệp, chế biến, chế tạo; cần phát huy lợi thế vùng miền núi để phát triển nông nghiệp, trồng rừng, bảo vệ môi trường; đầu tư phát triển đường ven biển, đầu tư mở rộng sân bay cần nghiên cứu theo hướng xã hội hóa. Đặc biệt cần phải xem việc liên kết phát triển Vùng là quan trọng nhất để thúc đẩy kinh tế, xã hội của các địa phương trong Vùng.