Thứ trưởng Bùi Văn Nam tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Shangrila - Singapore
- Những hành động khó hiểu của Trung Quốc trước Đối thoại Shangri-La
- Việt Nam sẽ nêu quan điểm nhất quán về biển Đông tại Đối thoại Shangri-La
- Đối thoại Shangri-La và vấn đề Biển Đông
- Biển Đông làm nóng Đối thoại Shangri-La
Đồng chí Thứ trưởng Bùi Văn Nam đã phát biểu tại phiên thảo luận đặc biệt song song có chủ đề "Quản lý căng thẳng ở Biển Đông" vào chiều ngày 4-6. Dưới đây là nội dung phát biểu của Thứ trưởng Bùi Văn Nam, Báo CAND xin trích đăng.
Biển đông là nơi có tuyến hàng hải, hàng không quốc tế rất quan trọng. Hòa bình, an ninh ở biển Đông có ý nghĩa thiết yếu đối với hòa bình, an ninh khu vực và trên toàn cầu.
Tình hình biển Đông đang có những diễn biến rất phức tạp và căng thẳng, nếu không được quản lý, xử lý đúng sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến bất ổn, xung đột, ảnh hưởng đến chủ quyền, lợi ích chính trị, chiến lược, an ninh, kinh tế -thương mại của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực chúng ta. Một khi xung đột đã xảy ra thì tất cả các bên đều thua, điều mà mỗi chúng ta đều không mong muốn.
Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam tham dự Diễn đàn Shangrila tại Singapore. |
Các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, trái với DOC và luật pháp quốc tế làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình ổn định an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông.
Tình hình hiện nay đặt ra yêu cầu rất cấp thiết là các quốc gia liên quan cần phải kiềm chế, ngưng các hoạt động đơn phương, không quân sự hóa, thúc đẩy đối thoại và thương lượng, để cùng nhau quản lý tranh chấp, thực hiện nghiêm túc DOC, và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, sớm có kết quả thực chất về xây dựng COC, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý quốc tế, tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa.
Viêtj Nam hoan nghênh và ủng hộ các nỗ lực hành động tích cực hợp pháp của tất cả các nước, góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực, đảm bảo tự do đi lại trên biển , an toàn hàng hải, an ninh khu vực, đảm bảo tự do đi lại trên biển, an toàn hàng hải, an toàn hàng không, an toàn không gian mạng trên không, an toàn dưới mặt nước biển và an ninh môi trường biển .
Việt Nam cam kết tham gia tích cực cùng các nước ASean, các nước tham gia EAS nhằm tăng cường đảm bảo an ninh khu vực thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như EAS, ADMM, ADM+, ARF. Tiếp tục phát huy sự đồng thuận và tính trung tâm của ASean trong các đề về biển Đông.
Các bên cần tích cực tìm kiếm các công cụ giúp hạn chế nguy cơ va chạm trên biển như thiết lập các đường dây nóng, thống nhất các quy tắc ứng xử trong tình huống đột xuất, bất ngờ, đáng lưu ý gần đây là ý tưởng đề xuất cơ chế phối hợp tuần tra chung giữa các lực lượng hải quân, chấp pháp của các nước ASean. Chúng tôi nhấn mạnh việc tuân thủ các quy tắc nhằm tránh xảy ra va chạm vũ trang trên biển, trên vùng trời ngoài biển, ở tầng dưới mặt nước biển, lòng biển, môi trường biển, hoạt động của tàu ngầm quân sự
Coi trọng hơn nữa các cơ chế, hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển; ứng phó với thảm họa, thiên tai, hợp tác cứu hộ, cứu nạn trên biển; phối hợp phòng chống các loại tội phạm trên biển đang nổi lên ở khu vực của chúng ta như cướp biển, buôn bán người, di cư bất hợp pháp…
Việt Nam ủng hộ việc trao đổi, chia sẻ thông tin tích cực, chủ động mạnh mẽ trong nội bộ các nước ASean, với các đối tác và các bên có liên quan, với các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ … nhằm duy trì hòa bình, an ninh tại Đông Nam Á, ở Châu Á- Thái Bình Dương.
Việc quản lý căng thẳng trên biển Đông đòi hỏi các quốc gia, cả trong và ngoài khu vực, không chỉ chính phủ mà cả các nhà học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia cùng nhau làm việc, cùng nhau hành động, với thực sự và thực tâm và lòng chân thành. Tất cả để hướng tới một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng…