Đề xuất tăng lương hưu nhiều đối tượng
- Điệp khúc muôn thuở: Tăng lương và nỗi lo tăng giá
- Tăng lương tối thiểu vùng từ 2,4 – 3,5 triệu đồng/tháng từ 1/1/2016
- Tăng lương cơ bản 5%
Theo dự thảo, đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng từ 1-1-2016.
Những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống thì tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng.
Đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng thì tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng.
Đối với những người hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống. Tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Đối với các đối tượng có mức lương hưu, trợ cấp trên 2.000.000 đồng, dự thảo cũng đề xuất điều chỉnh tăng 8% đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động, cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1-1- 2015 đến 1-5-2016.
Riêng các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22-1-2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Từ ngày 1-5-2016, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu thì lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.