Sẽ còn phải đối phó với nhiều dịch khác ngoài sốt xuất huyết
- Nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ tại Sơn La
- Khống chế hơn 5.000 ổ dịch sốt xuất huyết
- Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát sau mưa lũ
- Hà Nội lo ngại đỉnh dịch sốt xuất huyết thứ 2
Bộ trưởng thừa nhận đối phó với dịch kém hiệu quả
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, năm nay số lượng người mắc sốt xuất huyết tăng 46% so với năm 2016, trong đó số ca tử vong là 31 ca, tăng 1 so với năm ngoái. Bị nặng nhất là khu vực phía Nam (chiếm 43% tổng số người mắc), khu vực phía Bắc chỉ chiếm 15% số người mắc dịch, nhưng thủ đô Hà Nội lại là nơi bị dịch hoành hành nặng nề nhất.
Bộ trưởng Y tế bày tỏ “tiếp thu” ý kiến ĐB phê bình việc đối phó với dịch thiếu hiệu quả.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng cho rằng do biến đổi khí hậu, nóng kéo dài, mưa rất nhiều. Với diễn biến này của thời tiết, các nước khác cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh, và tỷ lệ tử vong nhiều hơn chúng ta.
Về chủ quan, Bộ trưởng cho rằng có phần do ý thức của người dân, do các khu dân cư rất nhiều ổ đọng nước, phát sinh muỗi... “Có thể nói chưa bao giờ Hà Nội cũng như các địa phương khác quyết liệt như vậy, có tổ tự nguyện giám sát các hộ gia đình, tuyên truyền, áp dụng các giải pháp kỹ thuật như phun diệt muỗi... nhưng hiệu quả rất chậm, dù đến nay dịch đã giảm hẳn. Chúng ta quyết liệt nhưng chưa thật hiệu quả từ hệ thống và phương pháp diệt lăng quăng” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến |
Bộ trưởng Y tế cũng cảnh báo: Ngoài sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng, bệnh do vác xin bảo vệ, bệnh mới nổi cũng là nguy cơ. Giải pháp vẫn là phòng bệnh. Ngành y tế cũng rút kinh nghiệm rất lớn qua dịch sốt xuất huyết vừa qua, nhưng trong thời gian tới, phải đương đầu với nhiều dịch khác, sẽ rất khó khăn, nên vấn đề môi trường, nâng cao thể lực, sức khỏe vẫn là chính.
Sau 2019 có thể phải điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm
Trả lời về tình trạng nhiều địa phương bức xúc do chậm giải ngân quỹ bảo hiểm y tế, có nơi bị “treo” đến hàng nghìn tỷ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Vừa qua, giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng để người dân giảm bớt việc phải chi trả tiền túi, Nhà nước bớt chi phí tiền lương với cán bộ y tế, nhưng cũng có một số vấn đè kèm theo. Có tỉnh bội chi hàng nghìn tỷ đồng vì giá dịch vụ tăng, vì được thông tuyến từ xã lên huyện, vì dịch vụ kỹ thuật cao được thực hiện ngay ở tuyến dưới: như tuyến huyện có thể làm nội soi, tuyến tỉnh có thể ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm... Thêm vào đó là ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân đã tốt lên, nên số người sử dụng dịch vụ bảo hiểm cũng cao hơn.
Vào đầu năm 2016, quỹ bảo hiểm y tế kết dư 47.000 tỷ đồng – một hiện tượng mà Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng không tốt, vì điều này nghĩa là người dân đã không được sử dụng hết dịch vụ mà họ lẽ ra được hưởng, thể hiện một nền y tế không công bằng, không chăm sóc được người dân... (quỹ bảo hiểm y tế là quỹ ngắn hạn, người dân đóng bao nhiêu phải được hưởng hết trong năm). Tuy nhiên, điều này cũng có cái... may, vì nhờ khoản kết dư lớn đó mà việc bội chi quỹ gần 10.000 tỷ đồng năm nay có khoản bù vào. Theo Bộ trưởng Tiến, đến hết 2019 thì khoản kết dư này, nên tuy không vỡ quỹ ngay, nhưng nguy cơ vỡ quỹ là có.
Để giải quyết việc này, tương lai xa những năm tới có thể sẽ phải điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm – Bộ trưởng Tiến nêu.
Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ hạn chế việc dùng dịch vụ quá mức và không hợp lý (Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội đã “thống nhất không dùng từ lạm dụng” – theo Bộ trưởng Tiến), và trục lợi quỹ bảo hiểm. Do đó, tại Nghị định 105 sửa đổi mới đây, dự kiến sẽ khoán trần chi phí, tăng thanh kiểm tra định kỳ và ứng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa việc trục lợi.