Rút dự án Luật Công an xã để nhập vào Luật CAND (sửa đổi)
Ngày 30-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
- Nỗi niềm Công an xã: Xây dựng Luật Công an xã để khắc phục những bất cập?111
- Lùi thời hạn xem xét Dự án Luật Công an xã16
- Xây dựng dự án Luật CAND (sửa đổi) phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANTT
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với Chương trình năm 2018, Chính phủ đề nghị lùi thời gian trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 8 để xem xét thông qua theo quy trình tại một kỳ họp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự từ kỳ họp thứ 5 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.
ĐBQH Vương Ngọc Hà |
Đồng thời đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật Công an xã để nhập nội dung vào Luật CAND (sửa đổi). “Ủy ban Pháp luật nhất trí với Ủy ban Quốc phòng và An ninh, tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật Công an xã và bổ sung, dự án Luật CAND (sửa đổi) vào Chương trình kỳ họp thứ 5” – ông Nguyễn Khắc Định nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nhận định, việc sửa đổi Luật CAND cũng là thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 18/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và sớm phục vụ việc ổn định tổ chức của ngành Công an.
Thảo luận tại phiên họp, ĐBQH Vương Ngọc Hà (Hà Giang) đồng tình cao với việc bổ sung dự án Luật CAND (sửa đổi) và nhập nội dung của Luật Công an xã vào luật này. Việc này đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của Chính phủ, sự tiên phong của Bộ Công an trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 và hoàn toàn phù hợp với Điều 51 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều chỉnh chương trình xây dựng luật và pháp lệnh, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng tình quan điểm này, ĐBQH Trương Minh Hoàng (Cà Mau) khẳng định đây là việc chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng và một số dự án luật mà Quốc hội vừa thông qua.
Bên cạnh đó, ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 với lý do nhiều nội dung trong luật này có sự tác động rất lớn đối với xã hội nhưng các hoạt động mang tính pháp lý cao nhất đến thời điểm hiện tại đều ở dạng dưới luật.
ĐBQH Dương Minh Tuấn |
“Điển hình trong thời gian qua chúng ta có 50.000 xe Grap, Uber, bây giờ chỉ còn Grap, trong quá trình hoạt động theo quy định hiện hành chỉ là thí điểm, chưa xếp vào loại nào, chưa là taxi, chưa là xe hợp đồng. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định 5 loại xe, đó là xe khách, xe du lịch, xe hợp đồng, xe taxi và xe buýt, chưa có loại xe này. Cho nên 50.000 xe này qua một lần thí điểm, lần thứ hai cũng tiếp tục thí điểm và đến giờ vẫn còn tranh luận, pháp lý cao nhất vẫn là thí điểm” – đại biểu nói, đề nghị cần bổ sung sửa luật này để có quy định rõ ràng hơn trong luật, ấn định trong quá trình thực hiện.
Cũng đề nghị sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông hiện nay luôn xuất hiện nhiều yếu tố mới như đường cao tốc, đường tốc độ cao, đường giao cắt đồng mức, làn đường có nhiều phương tiện cùng lưu thông… cùng nhiều phương tiện mới nhưng chưa được quy định cụ thể trong luật.
“Sửa đổi Luật để làm sao số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương ngày càng giảm và giảm nhanh nhất có thể. Đặc biệt, không để xảy ra tai nạn do các quy định không hợp lý trong các văn bản pháp luật”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Quy định pháp luật thì trên trời, còn cuộc đời thì ở dưới đất “Chất lượng của nhiều dự án luật còn rất xa cuộc sống. Có người cũng đã nói quy định pháp luật thì trên trời, còn cuộc đời thì ở dưới đất. Đây là vấn đề tôi cho rằng chúng ta phải hết sức quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới để các bộ, ngành cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật” (ĐBQH Ngọ Duy Hiểu – TP. Hà Nội). “Việc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án còn hình thức, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ, nhiều cơ quan được lấy ý kiến chưa làm hết trách nhiệm, thường chỉ có ý kiến vào nội dung có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình phụ trách, đối với những lĩnh vực khác thì cơ bản thống nhất” (ĐBQH Phạm Thị Thu Trang - Quảng Ngãi) “Một số dự án luật chưa bảo đảm yếu tố khoa học, chưa đánh giá hết sự tương tác trong hệ thống luật pháp và thực tiễn yêu cầu của xã hội, dẫn đến có sự xung đột, chồng chéo, giao thoa và tạo lỗ hổng trong hệ thống pháp luật” (ĐBQH Phan Anh Khoa - Phú Yên) |