Quốc hội xem xét dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến quy hoạch
- Người dân nói gì về ranh giới thu hồi đất và bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm?
- Xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030
- Tạm dừng giao dịch đất đai vùng quy hoạch Đặc khu kinh tế – hành chính Vân Phong
Tờ trình về dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến quy hoạch bao gồm 14 điều, trong đó có 13 điều quy định việc sửa đổi 13 luật và 01 điều về quy định hiệu lực thi hành luật. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan đến quy hoạch tại 13 luật
Việc xây dựng Luật đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XII; bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; đảm bảo duy trì các mục tiêu, yêu cầu về chính sách quản lý nhà nước của các ngành, tính ổn định, đồng bộ của hệ thống pháp; đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để bổ sung nguồn kinh phí đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017 - 2020 cho công tác lập quy hoạch cho giai đoạn 2021 - 2030.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành dự án Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Quy hoạch. Ủy ban Kinh tế nhận thấy, hồ sơ, tài liệu dự án Luật đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản bảo đảm trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp.
Ủy ban Kinh tế đánh giá, về cơ bản, các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch của các luật nêu trên đã bám sát nội dung của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng các điều, khoản của các luật có liên quan để bảo đảm đúng mục tiêu của việc sửa đổi đồng bộ với Luật Quy hoạch. Đối với những nội dung được yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục III của Luật Quy hoạch nhưng không thực hiện thì cần báo cáo, giải trình với Quốc hội.
Về quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Ủy ban Kinh tế nhất trí với nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch của Luật Hóa chất, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có ý kiến đề nghị trước mắt nên sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch, về dài hạn 2 Luật này đã trải qua thời gian thực hiện khá lâu, nhiều nội dung quy định trong luật không còn phù hợp so với thực tế hiện nay, do đó, đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi toàn diện 02 Luật này trong thời gian tới.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, thực tế thi hành Luật An toàn thực phẩm 7 năm qua không lập quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm. Do đó, để tránh cách hiểu khác nhau và để thống nhất với Luật Quy hoạch thì cần thiết sửa đổi, bỏ “quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm” trong Luật An toàn thực phẩm. Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định của luật hiện hành.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Đầu tư công, Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc việc bổ sung “đầu tư xây dựng quy hoạch” vào lĩnh vực đầu tư công vì không phản ánh đúng mục đích của đầu tư công; cần quy định rõ nguồn vốn xây dựng quy hoạch thuộc vốn đầu tư công, không quy định giao Chính phủ vì sẽ tạo khoảng trống pháp luật về vốn xây dựng quy hoạch. Cùng với đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công này đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị đối với 2 dự án Luật là Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị nếu chưa rà soát kỹ lưỡng, chưa có sự thống nhất cao thì cần tiếp tục hoàn thiện, gộp vào cùng các luật còn lại tại phụ lục III Luật Quy hoạch, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Ngoài các vấn đề nêu trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát từ ngữ, kỹ thuật văn bản tại các luật để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Quy hoạch.