Để lấn chiếm vỉa hè không cẩn thận sẽ tạo ra lợi ích nhóm
- Thủ tướng hoan nghênh tinh thần quyết liệt 'trả lại vỉa hè cho người đi bộ'
- Giành lại vỉa hè cho người đi bộ - đừng để nơi làm, nơi không
- “Xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, không có trường hợp nào ngoại lệ”
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, 1-3, phóng viên báo chí cũng nêu lên vấn đề xử lý lấn chiếm vỉa hè của lãnh đạo quận 1, TP.HCM và có ý kiến cho rằng việc làm đó không đúng trình tự pháp luật.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 1-3, Thủ tướng Chính phủ đã lên tiếng hoan nghênh, đánh giá cao sự chỉ đạo của TP.HCM.
Các đại biểu tại phiên họp |
“Sáng nay, đồng chí Chủ tịch UBND TP.HCM đã trực tiếp chủ trì mời 24 quận, huyện chỉ đạo đồng loạt ra quân. Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng có công điện chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tích cực cùng địa phương hỗ trợ ra quân, đồng thời quy định Công an các địa phương không để xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, bán hàng ở các trụ sở tiếp dân của cơ quan Công an” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu.
Người dân mong muốn có hành lang, vỉa hè trả lại cho người đi bộ theo đúng nghĩa vỉa hè. Mà vỉa hè thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, việc lấn vỉa hè để bán hàng rong, các dịch vụ nếu không cẩn thận sẽ tạo ra lợi ích nhóm. “Cho nên, vấn đề giải toả việc lấn chiếm này rất cần thiết, và không phải bây giờ mới làm mà chúng ta đã làm rất nhiều năm” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngay cả TP.HCM đã làm quyết liệt từ năm 2011, nhưng làm xong thì lại tái lấn chiếm. Các cơ quan báo chí hỏi vấn đề liên quan đến luật xử phạt vi phạm hành chính như thế nào thì việc này đã được các cấp chính quyền các địa phương thường xuyên ra quân, tuyên truyền, giải tỏa nhưng không thành chứ không phải bây giờ mới làm, không phải bây giờ mới áp dụng xử lý vi phạm hành chính.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí |
Vậy nếu chúng ta vẫn cứ đưa ra việc là phải lập biên bản, phải xử phạt hành chính, phải thông báo đến người cưỡng chế… thì rất đúng nhưng với tinh thần, yêu cầu cấp thiết, mong mỏi của người dân và sự tích cực của thành phố, đề nghị chúng ta ủng hộ quan điểm của thành phố.
“Đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, các đồng chí lãnh đạo của quận xuống trực tiếp từng tuyến đường, cùng với các lực lượng chức năng, tôi cho đây là động thái rất tích cực có lẽ từ trước đến nay không có. Đây là việc cần làm, đây là sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cả lãnh đạo cấp ủy quận, cả lãnh đạo thành phố” – Bộ trưởng nói.
Người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, công tác vận động tuyên truyền của người dân có từ lâu rồi, nhưng cần có động thái mạnh, cứng rắn hơn. Sau khi có động thái của TP.HCM thì Long An cũng đã ra quân quyết liệt vấn đề này để giữ vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị…