Kỳ họp HĐND TP Hà Nội: Giao thông - vận tải nóng trên diễn đàn
Bước sang phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 về Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi về trách nhiệm và giải pháp của cơ quan chức năng trong việc xử lý xe dù, bến cóc hay xe ba bánh của thương binh, xe hết niên hạn sử dụng…
- HĐND TP Hà Nội sẽ dành 1 ngày trả lời chất vấn các vấn đề cử tri quan tâm
- Sẽ bãi miễn đại biểu HĐND TP Hà Nội với nguyên Bí thư huyện Phúc Thọ
- Sáng 9-4, khai mạc kỳ họp thứ tám - kỳ họp bất thường HĐND TP Hà Nội
Báo cáo trước HĐND TP Hà Nội về việc khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, mono rail, giao thông thông minh bằng hình thức hợp tác công tư (PPP), ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội cho biết, có 2 nhà đầu tư lớn quan tâm đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội. Theo ông Quyền, hiện đã thực hiện thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư theo hình thức PPP, cụ thể là BT (đổi đất lấy hạ tầng) tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 2 từ Trần Hưng đạo — Thượng Đình, và tuyến số 3 đoan từ Trôi - Nhổn.
Với tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, Vingroup đang thực hiện chuẩn bị đầu tư, đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến của hội đồng thẩm định thành phố để trình Chính phủ và Quốc hội thẩm định, thông qua và phê duyệt chủ trương đầu tư.
Tuyến số 3 đoạn từ Trôi — Nhổn thì Tập đoàn T&T đang nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi trình UBND thành phố xem xét. Tuyến số 5 đoạn Nam Hồ Tây - Văn Cao vành đai 4, điểm cuối tại xã Song Phương, Hoài Đức cũng đang được Vingroup thực hiện chuẩn bị đầu tư theo hình thức BT và cũng đang ở bước hoàn thiện báo cáo tiền khả thi theo ý kiến của Hội đồng thẩm định thành phố để trình Chính phủ và Quốc hội thẩm định thông qua và phê duyệt chủ trương đầu tư.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền trả lời chất vấn. |
Theo ông Quyền, ngân sách TP sẽ đầu tư phần mua sắm thiết bị cho đề pô, toa xe; dự án BT sẽ làm phần xây dựng ga, đề pô, đào hầm, đường trên cao đi bằng cũng như đi dây. Tuy 2 nhà đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, nhưng do hiện Bộ Tài chính có văn bản báo cáo Chính phủ yêu cầu tạm dừng PPP để rà soát cơ chế, chính sách mới tiếp tục triển khai thực hiện, nên Hà Nội cũng đang chờ hoàn thiện cơ chế, chính sách trước khi tiếp tục triển khai. Tổng mức đầu tư của cả 2 dự án này cũng như khu vực dự kiến là đất đối ứng chưa được Hà Nội tiết lộ chi tiết.
Về vấn đề đảm bảo ATGT, ông Đoàn Duy Khương Giám đốc Công an TP Hà Nội giải trình: Với ô tô hết niên hạn, toàn thành phố có hơn 9.300 ô tô, cơ quan chức năng đã gửi thông báo tới hơn 7.000 chủ sở hữu phương tiện. Với xe máy, xe nghị định của Chính phủ cũng như Nghị quyết của HĐND chưa đưa ra quy định cụ thể, nên việc xử lý vấn đề này chỉ có thể xử lý qua việc kiểm tra phát hiện vi phạm đến lỗi phải tạm giữ.
Xe máy 30-40 năm, hầu như các chủ sở hữu bỏ xe, vì giá trị ko nhiều. Nếu xử lý có khi tiền phạt cao hơn vả tiền xe. Với số này, CATP đang để xuất cho huỷ phương tiện. Tương tự, xe tải và xe khách, hầu hết các chủ phương tiện cũng không đến xử lý. Nhiều người đã bán, thậm chí các chủ khác đã chuyển hoá hành hình thức vận tải hay đưa đi địa phuơng khác. Từ thực tiễn này, chúng tôi ngoài việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đã phối hợp với Sở GTVT và Kiểm định trong việc đề nghị thu hồi giấy tờ xe rồi chuyển cho cơ quan Công an nhưng hiệu quả còn thấp.
Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội. |
Về vấn đề xe dù, bến cóc, đây cũng là thực trạng nhiều năm nay trên địa bàn Thủ đô, là khâu nhức nhối trong việc đảm bảo ATGT, văn minh đô thị. Nhiều lực lượng phối hợp, triển khai nhiều giải pháp đến các cơ sở xí nghiệp, chủ phương tiện giáo dục cho lái xe không có hành vi chạy sai luồng bắt khách dọc đường…
Tuy nhiên khi lực lượng chức năng làm ráo riết thì các chủ xe lại biến tấu thành xe hợp đồng, đón khách tại nhà rất chu đáo. Chính việc này gây khó cho lực lượng chức năng; 6 tháng đầu năm 2019, đã xử lý 4.547 trường hợp xe khach vi phạm. “Còn về các giải pháp, vẫn là giải pháp cũ, chưa có giải pháp mang tính đột biến”, Giám đốc Công an TP Hà Nội thẳng thắn chia sẻ.
Về việc thu phí phương tiên vào nội đô, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT cho hay: Hiện nay phí vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông chưa nằm trong danh mục Phí và Lệ Phí, nên phải báo cáo Chính Phủ ban hành, cho phép UBND TP Hà Nôi xây dựng phương án này. Ngày 10-5-2019, Sở đã có tờ trình gửi UBND TP, và UBND TP đã chấp thuận chủ trương xây dựng đề án này. Hiện đề án đang được thành phố giao Sở Tài chính phê duyệt, Sở GTVT sẽ trình TP cụ thể vào quý 4 - 2019.