Đầu tư từ vốn ngân sách dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản do hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ
- Kế hoạch đầu tư công ưu tiên vốn khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung
- Đầu tư công nghệ mới, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ở Petrolimex
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp bàn vế giải ngân kế hoạch đầu tư công
- Quản lý tốt hoạt động đầu tư công, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực từ ngân sách
Trả lời chất vấn của ĐB Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) về hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận những thực tế không mới, diễn ra trong thời gian dài là: đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, dự án phê duyệt vượt quá khả năng thu xếp vốn (gấp khoảng 3 lần); mà nguyên nhân do hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ.
Để khắc phục, Luật Đầu tư công đã được ban hành, có quy trình từ chọn, phê duyệt, thẩm định dự án chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, qua 1 năm thực hiện luật, cũng vẫn còn dự án được bố trí vốn không tập trung “do nhu cầu về đầu tư phát triển từng ngành, từng địa phương rất lớn, nhưng khả năng thu xếp vốn thấp”. Điều này đồng nghĩa với tâm lý “chia đều” ngân sách vẫn diễn ra.
Trả lời trách nhiệm của Bộ trong việc giao vốn chậm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Dù Luật Đầu tư công đã quy định rõ về việc này, nhưng đây là năm đầu thực hiện, nên vẫn còn chậm trễ; có trách của trung ương (các bộ, ngành) trong đó đó Bộ Kế hoạch & Đầu tư vì cách hiểu chưa thống nhất. Thêm vào đó, lý do cơ bản vẫn là nhu cầu lớn, khả năng thu xếp hạn chế, mất cân đối, nên phải “co kéo, điều chỉnh” phương án khác nhau cũng dẫn đến chậm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Về trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận trách nhiệm “chưa cương quyết, còn nể nang với yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương”. Bộ trưởng chia sẻ việc “thấy được khó khăn của các địa phương, nhu cầu lớn, nhưng khả năng bố trí chưa phù hợp, nên còn chỉnh đi chỉnh lại dự án” chứ không “mạnh dạn” từ chối.
Chúng tôi thực sự còn nể nang, tôi nhận trách nhiệm đó và hứa với Quốc hội sẽ thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công và vẫn tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương đầu tư phát triển”.
Trả lời chất vấn của ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) về đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết: Đến nay, Việt Nam thu hút vốn nước ngoài được 30 năm, thấy được đóng góp rất rõ của nguồn vốn này trong nền kinh tế: về công nghệ, thị trường, nộp ngân sách, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế trong nước...
Không phủ nhận có những mục tiêu chúng ta đặt ra chưa đạt được, như một số dự án không phải công nghệ tốt, còn chuyển giá, một số dự án công nghiệp còn nặng về gia công, sử dụng nhiều lao động, nhiều năng lượng, nhiều nguyên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng đến môi trường.... Tuy nhiên, không phải vì những hạn chế đó mà không khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, bởi đầu tư bằng ngân sách ngày càng hạn hẹp. “Vẫn phải thu hút đầu tư, nhưng hướng đến ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít sử dụng tài nguyên, lao động và có chính sách chống chuyển giá...” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm.
Phiên chất vấn với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 15-6, sau đó sẽ đến Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.