ASEAN cần tập trung vào các khía cạnh khác nhau của phát triển tiểu vùng
- Gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau đại dịch COVID-19
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53
- Thành quả ASEAN được “thử lửa” bởi những thách thức chưa từng thấy
Tại hội nghị, các nước đánh giá cao Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng vượt qua thách thức, duy trì hợp tác, triển khai đầy đủ, hiệu quả và thực chất theo lộ trình đề ra các ưu tiên sáng kiến Năm ASEAN 2020. Trong đó có công tác đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 được thực hiện ở cả 3 Cộng đồng.
Các bộ trưởng thống nhất cần có cách tiếp cận toàn diện, hiệu quả trong thực thi, đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Kết nổi ASEAN (MPAC) 2025, kiểm điểm triển khai Hiến chương ASEAN, tăng cường bản sắc và nhận thức Cộng đồng, lấy đó làm cơ sở cho xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2025.
Các bộ trưởng đã nghe báo cáo của Chủ tịch Nhóm công tác liên ngành của Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) về ứng phó chung của ASEAN đối với đại dịch COVID-19 do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia ASEAN 2020 trình bày.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia ASEAN 2020 trình bày báo cáo tại hội nghị. |
Các bộ trưởng Ngoại giao đánh giá cao vai trò của Nhóm công tác liên ngành trong điều phối ứng phó COVID-19, coi đây là những hành động thiết thực, kịp thời trong nỗ lực chung kiểm soát và phục hồi tổng thể sau dịch bệnh.
Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng bộ trưởng Ngoại giao các nước xem xét các báo cáo và đề xuất của Chủ tịch Nhóm Công tác. Thay mặt Hội nghị, Phó Thủ tướng chỉ đạo Nhóm Công tác tích cực triển khai các sảng kiến và thỏa thuận để ra, báo cáo kết quả với Lãnh đạo tại Cấp cao ASEAN 37 (tháng 11/2020).
* Tiếp theo Hội nghị ACC 27, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Phiên họp đặc biệt của ACC về phát triển tiểu vùng. Đây là lần đầu tiên ACC có phiên họp riêng về nội dung này.
Các bộ trưởng phát biểu nhất trí với những đánh giá về các thách thức mà các tiểu vùng trong khu vực đang phải đối mặt như khoảng cách phát triển, nghèo đói, an ninh lương thực-nguồn nước-năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Phiên họp đặc biệt của ACC về phát triển tiểu vùng. |
Trong bối cảnh đó, các nước cho rằng ASEAN cần tập trung vào các khía cạnh khác nhau của phát triển tiểu vùng như thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác công tư (PPP), tái định hình chuỗi cung ứng khu vực, và tận dụng tốt hơn thành quả của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế số...
Các bộ trưởng đồng thời khẳng định các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng cần bám sát nguyên tắc, mục tiêu và ưu tiên của ASEAN. Từ đó các nước cần đề cao đoàn kết, chủ động thích ứng, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tận dụng mọi nguồn lực để bảo đảm phát triển bền vững, đồng đều trong khu vực.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò của hợp tác tiểu vùng trong phát triển của khu vực, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thông qua đoàn kết, hợp tác, và tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau" ASEAN đã thành công và đã đến lúc có vai trò lớn hơn, điều phối và hỗ trợ quá trình phát triển tiểu vùng trong khu vực.
Kết thúc hội nghị, thay mặt ACC, Phó Thủ tướng giao các quan chức cấp cao ASEAN phối hợp với Ban Thư ký ASEAN xây dựng các khuyến nghị phủ hợp, trình Cấp cao ASEAN 37 cho chỉ đạo.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đưa vấn đề tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong, vào bàn thảo tại AMM-53, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao cho biết, một trong những vấn đề nổi bật trong hợp tác ASEAN từ trước đến nay là tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các tiểu vùng. Tinh thần của ASEAN là không bỏ ai lại phía sau, không để khu vực nào bị cắt ra khỏi sự phát triển chung của khối. "Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cho rằng đã đến lúc ASEAN phải có trao đổi về sự phát triển chung của các tiểu vùng, để đưa các tiểu vùng bắt nhịp với quá trình phát triển của ASEAN và các trao đổi của khu vực. Đây là lý do phía sau việc Việt Nam đưa ra sáng kiến về phát triển tiểu vùng", ông nói Bên cạnh đó, theo ông Vũ Hồ, các tiểu vùng thường là khu vực có trình độ phát triển chậm hơn nhưng lại có tiềm năng lớn thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau. Việc trao đổi các thị trường và kết nối các tiểu vùng có lẽ sẽ khiến ASEAN trở nên mạnh hơn, tạo thêm một sức mạnh mới cho thị trường chung của ASEAN – thị trường hơn 500 triệu dân mà ASEAN đang có. Ông nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững cần phát triển tiểu vùng, kết nối các tiểu vùng với nhau, đưa phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung không chỉ của tiểu vùng mà của cộng đồng. Bởi vậy, nội dung này hết sức phù hợp cả với tiến trình phát triển của ASEAN và mục tiêu chung của thế giới. |