3 trường hợp được đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài
- Bảo vật quốc gia thứ ba được công nhận tại tỉnh Hải Dương
- Trống đồng Cổ Loa và ngai vua triều Nguyễn trở thành bảo vật quốc gia
- Công nhận là Bảo vật Quốc gia 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Công nhận bảo vật quốc gia đối với 12 hiện vật, nhóm hiện vật
- Công nhận 37 bảo vật quốc gia
Theo đó, đối tượng áp dụng Quyết định này là các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (di tích); tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu bảo vật quốc gia.
Bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài trong 3 trường hợp:
1- Phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội (hoạt động đối ngoại cấp nhà nước).
2- Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam có quy mô và ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia, Bộ, ngành, địa phương.
3- Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản bảo vật quốc gia.