Nhìn lại những "chiêu trò" của nước chủ nhà với Đoàn Việt Nam

Thứ Tư, 30/08/2017, 21:20
Một kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á nữa đã chính thức khép lại nhưng điều đọng lại trong tâm trí các Đoàn thể thao lại là những "chiêu trò" được nước chủ nhà tạo ra với mục tiêu huy chương vàng.

Có thể kể đến "vụ án"gây sốc nhất tại SEA Games 29 đó là việc VĐV nước chủ nhà Elena Gohling Yin thi đấu tại nội dung đi bộ 10.000m. Elena Gohling Yin đã cú nước rút đi bộ như chạy trong vòng cuối khiến khán giả và đội thi sững sờ. 

Theo quy định tại môn này, VĐV tham dự không được để hai chân đều rời mặt đất. Thế nhưng ở vòng đi cuối khi đang bị Phan Thị Bích Hà dẫn trước Gohling Yin đã tung những bước chạy mà có lúc hai chân cô đều rời mặt đất. Không chỉ ở vòng cuối VĐV chủ nhà đã vi phạm quy định trên ngay ở vòng đầu.

Bích Hà (áo đỏ) bị tước mất huy chương vàng một cách tức tưởi. Ảnh: Long Hưng.
Những chiêu trò của nước chủ nhà vẫn chưa dừng lại đó. Tại nội dung 50km đồng đội nam tính giờ môn đua xe đạp, cuộc đua được biết đến với sự tranh tài quyết liệt của các cua rơ Thái Lan và Việt Nam trên suốt chặng đua. Với sự xuất sắc của mình, các cua rơ Thái Lan đã vượt qua đồng nghiệp Việt Nam cán đích trước với thời gian 1 giờ 01 phút 56 giây.

Những tưởng hai tấm huy chương vàng và bạc đã nằm chắc trong tay thì thông tin đến từ Ban tổ chức khiến cả hai đội Thái Lan và Việt Nam ngỡ ngàng, sửng sốt. Malaysia mới là người về đích đầu tiên, trước Thái Lan và Việt Nam hẳn 19 giây. Đoàn Thái Lan sau đó phát hiện ra các tay đua nước chủ nhà đã chạy đường tắt để về đích, qua đó giành huy chương vàng.

Đội tuyển Malaysia nhận huy chương vàng nội dung 50km đồng đội nam tính giờ

Tiếp đó, tại môn thể dục dụng cụ, các trọng tài chấm điểm dường như đã "mất trí nhớ" tạm thời khi ra quyết định trao 2 chiếc huy chương vàng nội dung ngựa tay quay cho 2 VĐV nước chủ nhà Tan Fu Jie và Loo Phay Xing cùng 1 huy chương đồng cho VĐV người Thái. Chiếc huy chương bạc trở thành vô chủ trong sự sững sờ và bất bình các các đoàn thể thao.

Hai VĐV nước chủ nhà.

Nạn nhân tiếp theo của nước chủ nhà là bóng chuyền Việt Nam. Theo đó, đội tuyển nữ có buổi tập vào chiều 24-8 nhưng sau khi tập xong, cả đội phải chờ đợi xe buýt của Ban tổ chức đến hơn 2 tiếng đồng hồ mà không thấy đến. Vạ vật chờ đợi khiến cả đội ai cũng thấy mệt mỏi, các tuyển thủ đành phải tự gọi xe taxi để về khách sạn nghỉ ngơi. Tưởng như chỉ có đội nữ chịu cảnh trên, đội nam cũng chịu cảnh tương tự.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nằm vạ vật chờ xe bus.
Khi không thể "cướp" được huy chương vàng của Đoàn Việt Nam, nước chủ nhà đã có sáng kiến "chia đôi" huy chương vàng cho VĐV Singapore. Vụ việc này xảy ra ở nội dung nhảy cao diễn ra vào chiều 25-8 với sự tham gia thi của VĐV Việt Anh cùng VĐV người Singapore Suat Li Michelle. Cả Việt Anh và Suat Li Michelle đều đạt thành tích ở mức xà 1m83 nên Ban tổ chức quyết định hai VĐV sẽ phải thực hiện thêm một cú nhảy quyết định phân loại thắng thua. 

Ở cú nhảy quyết định, Việt Nam tiếp tục giành chiến thắng trước Suat Li Michelle. Nhưng ngay sau đó, Ban tổ chức đã có một quyết định khiến đội Việt Nam rất phẫn nỗ khi "chia đôi" chiếc huy chương vàng cho VĐV Singapore và bỏ qua kết quả cú nhảy quyết định trước đó. 

Việt Anh (giữa), Suat Li Michell (trái). Ảnh: SN.

Không chỉ bị trọng tài xử ép, Đoàn thể thao Việt Nam còn chịu mất mát lớn với chấn thương nặng của võ sĩ Phạm Tuấn Anh trong trận chung kết Pencak Silat đối kháng hạng cân 70 kg nam với võ sĩ chủ nhà Jamari. Khi trận đấu đang ở hiệp 3 căng thẳng, Jamari đã có cú quét trụ nguy hiểm khiến Tuấn Anh bị gãy tay, nằm sân trong đau đớn. Ngay sau đó, các trọng tài đã quyết định kết thúc trận đấu và công nhận chiến thắng của võ sĩ nước chủ nhà và mặc nhiên bỏ qua lỗi ra đòn nguy hiểm của Jamari.

Tuấn Anh dính chấn thương nặng trong trận đấu với võ sĩ chủ nhà.
B.Châu
.
.
.