Lễ rước đuốc Olympic sẽ có số người tham dự "chưa từng có tiền lệ"
Tháp Tokyo Skytree sáng rực đánh dấu 100 ngày trước Thế vận hội. Ảnh AP. |
Fukushima là khu vực ven biển của Nhật Bản cách đây 10 năm đã bị tàn phá gần bởi một trận động đất và sóng thần, kéo theo sự cố vỡ ba lò phản ứng hạt nhân.
Cuộc chạy tiếp sức rước đuốc Thế vận hội sẽ đi khắp Nhật Bản và có sự tham gia của 10.000 người chạy và hàng chục nghìn quan chức. Con số khổng lồ này không bao gồm những cư dân địa phương muốn chứng kiến ngọn đuốc này đi qua nơi mình sinh sống.
“Các biện pháp đối phó với COVID-19 sẽ được thực hiện liên tục trong quá trình rước đuốc; khán giả, những người cầm đuốc cũng như các quan chức có liên quan đến chương trình”, Yukihiko Nunomura, Phó tổng giám đốc ban tổ chức Olympic Tokyo, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Cuộc chạy tiếp sức sẽ kéo dài 121 ngày và đi qua 859 thành phố - khá nhiều so với kế hoạch trước khi hoãn lại.
Ông Yukihiko Nunomura nói thêm rằng ban tổ chức “muốn đơn giản hóa chương trình nhiều nhất có thể, cố gắng giảm thiểu số lượng phương tiện và khán giả”.
Tokyo Skytree, tòa tháp cao nhất ở Nhật Bản, đã được thắp sáng vào ngày 15/12 để đánh dấu 100 ngày cho đến thời điểm cuộc chạy tiếp sức chính thức bắt đầu.
Thế vận hội dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 23/7/2021 và sẽ có tham gia của 11.000 vận động viên. Paralympics sẽ có sự tham gia của 4.400 vận động viên.
Đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chính khiến Thế vận hội bị lùi lịch. Nhật Bản đã chứng kiến các ca nhiễm mới tăng đột biến trên toàn quốc trong vài tuần qua. Ngày 12/12, lần đầu tiên số ca nhiễm theo ngày tại Nhật Bản vượt quá mốc 3.000.
Tính đến nay, Nhật Bả đã ghi nhận hơn 184.000 ca nhiễm nhưng chỉ có hơn 2.500 ca tử vong.