Những nẻo đường lịch sử:

Phổ biến kinh nghiệm công tác an ninh khi giải phóng các đô thị

Thứ Tư, 13/04/2005, 10:20
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đã họp và đồng ý với đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn về việc đặt tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh". Đó là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, có kết hợp với nổi dậy của quần chúng. Đó là chiến dịch "quyết chiến chiến lược lịch sử".

19h cùng ngày, trong một khu rừng ở Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã họp và chính thức thông báo nội dung bức điện của Bộ Chính trị.

Ngày 18/4/1975, Ban Bí thư ra Chỉ thị về chính sách đối với tù, hàng binh. Theo đó, tù, hàng binh được chia ra 4 loại: binh sỹ khởi nghĩa; binh sỹ giác ngộ trở về với cách mạng; tù binh; tàn binh ra trình diện. ứng với mỗi loại, chúng ta có chính sách riêng, trong đó đối với binh sỹ giác ngộ trở về với cách mạng thì được hưởng quyền công dân, được đối xử về tinh thần và vật chất như những công dân bình thường.

Tù binh được đối xử nhân đạo, tuỳ tính chất, mức độ và cấp hàm của số này. Đối với tàn binh địch ra trình diện và tích cực làm những công việc ta giao hoặc có công phát hiện những bí mật, kho tàng và tài liệu của địch, chỉ cho ta những tên đầu sỏ phản động thì đối xử như binh sỹ giác ngộ trở về với nhân dân...

Thời gian này, tại căn cứ của An ninh TW Cục (Tây Ninh), đoàn đã họp để phổ biến kinh nghiệm công tác an ninh khi chiếm lĩnh các đô thị để cán bộ An ninh TW Cục vận dụng, hướng dẫn địa phương thực hiện. Bộ Công an in sẵn bản đồ Sài Gòn - Gia Định, phù hiệu an ninh giải phóng đưa vào phục vụ chiến dịch. Ban An ninh TW Cục có kế hoạch toàn diện về tiến công, chiếm lĩnh các mục tiêu, đồng thời khẩn trương in ấn các thông cáo, tài liệu phục vụ đăng ký trình diện các đối tượng quản lý an ninh, trật tự ở thành phố, thị xã, vùng mới giải phóng; kế hoạch đăng ký người nước ngoài và các phương tiện thông tin liên lạc của họ

CAND
.
.
.