Hành trình về nguồn - nghĩ về một nét văn hóa cao cả của Bác Hồ kính yêu
Là những người sinh sống tại miền Nam, chuyến hành trình về nguồn tháng 4 lịch sử mà chúng tôi đã tận mắt chứng kiến, thật cảm động khi thăm những nơi từng in đậm dấu chân Người và dấu ấn lịch sử cách mạng nước ta, của Bác trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đến với “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
Tại những điểm đến dù xa Hà Nội hàng trăm kilômét, đường rừng đi lại khá mệt cho những người chưa quen, nhưng vào Khu di tích Tân Trào, bước nhẹ lên những bậc thang của lán Nà Nưa – xin cho nói rõ, vào đây ta mới chính thức thấy bức đá hoa cương, điểm đầu đỉnh đồi vào nơi Bác Hồ từng làm việc là “Nà Nưa” - (chứ không phải là “lán Nà Lừa” như một số sách báo xưa nay vẫn để như vậy - ảnh tác giả)
Khi ta vào thăm nơi có “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” từng in đậm dấu ấn Bác Hồ những ngày chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thì ta mới thấy có những chi tiết lạ, như tảng đá ngay trước mái đình Hội nghị Tân Trào họp để quyết định cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Tảng đá không to, chỉ 0,5m đường kính, nhưng đó lại là nơi Bác Hồ đã thay mặt quốc dân để đọc lời thề cho cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, để lập nên Nhà nước dân chủ - độc lập – cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Tham gia chuyến về nguồn, khi tận mắt chứng kiến những nơi đã in đậm dấu ấn lịch sử của cách mạng nước ta trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp lòng ai cũng nhớ về một thời gian khổ, và đầy xúc động. Đó là Khu di tích Tân Trào, nơi có “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” từng in đậm dấu ấn Bác Hồ những ngày chuẩn bị cho Tổng khởi nghia; hay Khu di tích Pác Bó – Cao Bằng, nơi đầu năm 1941 sau 30 năm, Bác Hồ về nước để lãnh đạo trực tiếp Cách mạng.
Xúc động nhất là khi vào viếng Bác tại Quảng trường Ba Đình, sau đó đoàn đến thăm lại Khu K.9 – nơi từng được các chuyên gia Liên Xô (cũ) và các bác sĩ quân đội ta đã bảo quản thi hài Bác hơn 6 năm trời, trước khi xây dựng xong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham gia đoàn, rất xúc động khi thấy tại đây, sau hơn 40 năm những chiếc xe lịch sử mà các chiến sĩ của K.9 (Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã nhiều cẩn trọng đến từng mét đường, để nhiều lần đưa thi hài Bác từ Hà Nội về K.9 rồi trở về Hà Nội, trong hoàn cảnh chiến tranh.
Lán Nà Nưa nơi Bác đã ở để lãnh đạo kháng chiến tại Khu di tích Tân Trào. |
Cả ba chiếc xe này nay vẫn nguyên xi đó, như thuở đưa Bác đi về trong thời chiến, từ Hà Nội lên K.9 Sơn Tây hơn 50km – mà anh em chiến sĩ, bác sĩ với lòng thương Bác đến vô cùng đã thầm lặng trong hơn 6 năm trời, mà kẻ địch không hề hay biết Đảng, Nhà nước ta đã đưa thi hài Bác đi đâu hay ở Hà Nội?
Bởi với những người đưa và bảo quản thi hài Bác đã thay mặt cả dân tộc ta và các bạn Liên Xô để mong muốn giữ được thi hài Bác nguyên vẹn cho đồng bào cả nước, nhất là nhân dân miền Nam ra Lăng viếng Bác bây giờ được nhìn thấy Bác – dẫu Người đã xa chúng ta hơn 40 năm.
Và những nơi linh thiêng từng gắn dấu chân Người
Lần theo từng bậc thang nhà sàn Bác, nơi Người ở tại Ba Đình lãnh đạo cách mạng và từng bậc thang nơi đường hầm sâu 10 mét dưới lòng đất của căn cứ K.9 để bảo quản thi hài Người – lúc Người ra đi; mà những người con miền Nam ra viếng, không ai cầm được nước mắt khi nghĩ về cả cuộc đời người con kính yêu của dân tộc, ra đi trên ngực Người vẫn không một tấm Huân chương – vì Người mong muốn đến ngày nước nhà hoàn toàn độc lập – đồng bào miền Nam sẽ tặng Huân chương cho Người.
Nơi ấy, cha của Người còn nằm tại Cao Lãnh, mẹ của Người nằm tại Huế…và mong ước đó mà Người đã nhiều lần đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta cho Người vào thăm miền Nam trước ngày thắng lợi.
Mong ước vẫn là mong ước của Người – khi hôm nay chúng tôi về đây thăm lại K.9 - nơi mà Bác cùng Bộ Chính trị đã họp, bàn việc về cuộc đấu tranh ở miền Nam, gần 10 năm trời - từ 1960 đến 1969 và là nơi mà những người thầy thuốc của Liên Xô và ta đã bảo quản được thi hài Bác nguyên vẹn trước khi xây dựng xong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà đến nay nhân dân ta đến viếng Bác được thầy Người.
Xúc động biết mấy khi ta vào thăm căn cứ K.9 – nơi Bác Hồ đã chọn từ năm 1957 cho Bộ Chính trị ta làm việc, khi chiến tranh căng thẳng lan ra miền Bắc, máy bay Mỹ oanh kích Hà Nội – Bác Hồ từng nhiều lần về làm việc tại đây trong chiến tranh. Và sau đó, nơi đây đã từng được các chuyên gia Liên Xô (cũ) và các bác sĩ quân đội ta, với bao tâm trí nhằm bảo quản thi hài của Bác suốt hơn 6 năm trời,
Xe quân y ở Khu di tích K.9 “Hòn Chông” - Sơn Tây. |
Lần theo hàng chục bậc thang, nơi Người đã ở rồi từ biệt toàn dân ta, tại nhà sàn Ba Đình và tôi cũng thấm hiểu khi được lần theo từng bậc thang nơi có đường hầm sâu 10 mét dưới lòng đất của căn cứ K.9 (K.84) mà các chuyên gia của bạn Liên Xô (cũ) thật tận tâm đã bỏ bao tâm trí, để từng ngày tháng bảo quản nguyên vẹn thi hài Người khi đi xa, mà nay khi những người con miền Nam ra viếng, không thể biết hết bao công sức tận tình của các chuyên gia và những bác sĩ quân đội, đã gìn giữ thi hài Bác nguyên vẹn hơn 6 năm liền, khi làm xong Lăng của Người.
Cảm nhận mà khi tôi xuống từng bậc thang của lòng đất, nhìn thấy chiếc giường bảo quản thi hài Bác dưới hầm tầng sâu, luôn ở nhiệt độ 16 độ C, mà chúng ta sẽ khó cầm được nước mắt khi nghĩ về cả cuộc đời người con kính yêu của dân tộc, khi ra đi trên ngực Người vẫn không nhận một tấm Huân chương nào. Người chỉ mong muốn cho đến ngày nước nhà hoàn toàn độc lập – đồng bào miền Nam ra thăm Bác sẽ tặng Huân chương cho Người.
Nơi ấy, miền Nam thân yêu, người cha của Người còn nằm tại Cao Lãnh, mẹ của Người mất tại Huế… và mong ước đó mà Người đã nhiều lần đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta cho Người vào thăm miền Nam trước ngày thắng lợi của cuộc kháng chiến. Song mong ước vẫn là ước mong của Người.
Cả cuộc đời hành trình sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mà nay ta về viếng Bác hay thăm lại K.9 – K.84, nơi có 3 “Hòn Chồng” mà Người đã chọn từ ngày 17/5/1958, dựng ngôi nhà sàn để làm nơi hội họp quan trọng về tình hình đất nước của Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Nay chiếc bàn hình bầu dục hai hàng ghế 9 chiếc mỗi bên và 2 ghế cho chủ tọa vẫn như in hình bóng Bác những buổi họp bàn bạc thật cân não chỉ đạo cuộc kháng chiến, đang gây chết chóc, đau khổ hàng ngày cho nhân dân hai miền Nam – Bắc.
Cũng từ K.9 nơi sự hiển linh thầm lặng mà kẻ thù dù đã chiến tranh oanh tạc cả Hà Nội vẫn không thể nào biết Trung ương và Bộ Chính trị Trung ương Đảng làm việc ở đâu giữa chiến tranh, để chỉ đạo cuộc kháng chiến đến toàn thắng.
Cũng từ đây để ta hiểu hơn nữa về một vĩ nhân văn hóa của thế giới, một vĩ nhân văn hóa Việt Nam, khi Người ra đi tìm con đường cứu nước cho hàng triệu triệu người dân thoát khỏi nô lệ - song với Người, khi ra đi trên ngực vẫn không một tấm Huân chương.
Lớp lớp con cháu nay càng quý biết bao sự cao cả, thanh liêm tuyệt vời của Bác, cho chúng ta ngẫm lại về một nhân cách văn hóa cao đẹp của Việt Nam