Xét xử nhóm lừa đảo qua điện thoại chiếm đoạt tiền
- Thêm 2 nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại gần 1 tỷ đồng/ Đề nghị truy tố 10 đối tượng trong đường dây lừa đảo qua điện thoại / Bắt 2 người Đài Loan trong đường dây lừa đảo qua điện thoại
(33 tuổi, quốc tịch Đài Loan-Trung Quốc) 14 năm tù, Li Hui Yu (36 tuổi, quốc tịch Đài Loan- Trung Quốc) 13 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, HĐXX còn tuyên phạt ba bị cáo còn lại với mức án từ 9 đến 12 năm tù.
Theo cáo trạng, cuối tháng 3/2014, cơ quan điều tra Công an TP HCM tiếp nhận đơn tố cáo của ông Đ.Đ.X. (ngụ Củ Chi) tố cáo: trưa 18/3/2014, ông nhận được cuộc gọi vào số điện thoại bàn có một người tự xưng là nhân viên VNPT thông báo ông đang nợ tiền cước điện thoại gần 9 triệu đồng, nếu muốn biết thêm chi tiết thì bấm phím 0. Ông X. làm theo yêu cầu thì gặp một nhân viên khác cho biết sẽ nối máy cho ông X. nói chuyện với Công an.
Sau đó, một người tự xưng là Công an Tây Ninh yêu cầu ông cung cấp một số thông tin cá nhân vì cho rằng ông đang liên quan đến một đường dây mua bán ma túy quốc tế và đề nghị nối máy cho ông nói chuyện với đại diện Viện Kiểm sát (VKS) tỉnh Tây Ninh. Tại cuộc nói chuyện này, người bên đầu dây tự xưng là người VKS khẳng định ông có tham gia vào một tổ chức tội phạm quốc tế, nếu ông muốn chứng minh là trong sạch thì phải khai thật hiện có bao nhiêu tiền và gửi tại ngân hàng nào.
Các bị cáo tại tòa. |
Hoang mang và hoảng sợ trước lời đe dọa trên, ông X. cung cấp toàn bộ thông tin tiền gửi tại ngân hàng của mình. Lúc này, người tự xưng là Viện trưởng VKS Tây Ninh yêu cầu ông X. rút toàn bộ 200 triệu đồng đang gửi tiết kiệm chuyển vào tài khoản mang tên Trần Thị Chi để giám định nguồn tiền, hai ngày sau sẽ trả lại. Trong quá trình đến ngân hàng rút, chuyển tiền, người tự xưng là Viện trưởng liên tục gọi điện vào số điện thoại của ông X. hối thúc.
Đến khi biết ông X. đã chuyển tiền xong thì các đối tượng này không còn liên lạc gì nữa và không thấy ai liên hệ để chuyển trả tiền. Sau gần 10 ngày chờ đợi trong sợ hãi, cuối cùng ông X. mới đến Công an trình báo.
Qua truy xét Công an xác định, sau khi ông X. chuyển tiền vào số tài khoản mang tên Trần Thị Chi (ngụ quận 5), tiền đã bị chuyển sang tài khoản khác thông qua dịch vụ chuyển tiền qua mạng internet. Sau đó, các đối tượng đã sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế rút tiền tại các trụ ATM trong nước và rút tiền mặt tại ngân hàng.
Ngoài ra, cũng với phương thức và thủ đoạn nêu trên, từ ngày 10/3 – 20/3/2014, các đối tượng này còn lừa đảo chiếm đoạt của 12 người khác với tổng số tiền 1,58 tỷ đồng.
Quá trình điều tra xác định, toàn bộ các tài khoản các đối tượng lừa đảo để chuyển, rút tiền lừa đảo của những bị hại như trên đều do Lâm Triệu Cường và Lưu Bình cung cấp cho Li Hui Yu, Chiu Yung Sheng và các đối tượng người Đài Loan khác để sử dụng làm công cụ, phương tiện chuyển và rút tiền lừa đảo cho nhóm tội phạm ở Đài Loan.
Li Hui Yu (Lê Thị Hà) khai, sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Từ năm 2006, Li lập gia đình và định cư tại Đài Loan. Đầu năm 2014, một người tên Me Me (người Đài Loan) đề nghị Li về Việt Nam tìm người đứng tên đăng ký mở các thẻ tài khoản ngân hàng để bán lại với giá 3,7 triệu đồng/thẻ. Dù biết đối tượng này mua tài khoản để sử dụng vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền tại Việt Nam nhưng Li vẫn đồng ý.
Tại Việt Nam, Li đã nhờ Lâm Triệu Cường (lãnh 12 năm tù trong vụ án này) mua thẻ để bán lại cho Li. Tổng cộng, Cường đã mua được 7 thẻ ngân hàng cung cấp cho Li và được trả công 16,2 triệu đồng.
Đối với Chiu Yung Sheng, giữa tháng 3/2014, đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam theo yêu cầu của nhóm đối tượng người Đài Loan để rút tiền. Chiu trực tiếp sử dụng thẻ ATM rút được tổng số 486 triệu đồng.